Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bàn về vấn đề: Được kính trọng có phải là hạnh phúc?
Phải nói thế nào nhỉ? Chúng ta được sinh ra, khi còn nhỏ, một phần nào đó chúng ta thực sự sẽ phải chịu sự giám sát, chỉ bảo, khuyên răn của ba mẹ, thầy cô, những người thân, người lớn tuổi hơn để có thể đi trên con đường đúng đắn (theo chuẩn mực của xã hội). Thế nhưng, lớn hơn một chút, bạn cũng nghiệm ra rằng chưa chắc gì những người đã từng khuyên bảo mình là đúng, những lời khuyên đấy cũng mang tính chất cá nhân của họ mà thôi, nếu thấy hợp hoàn cảnh, tư duy của ta thì ta sẽ vận dụng, nếu không thì không đời nào ta suy nghĩ thêm. Không thể nào nghĩ rằng vì thế giới ngoài kia mọi người làm vậy mà chúng ta cũng làm y hệt họ. Chúng ta tư duy sai từ đâu? Tại sao lại chọn “hi sinh” để mà sống rồi lại bắt con cái mình lại tiếp tục hi sinh? Từ hi sinh có nghĩa là chết mà. Tại sao ta cho chúng một cuộc đời mà lại không cho chúng độc lập trong tư duy, quyết định. Hi sinh như thế để được gì? Chả lẽ mọi người lại muốn tạo thêm một chuỗi những con người chỉ biết hi sinh, một thế hệ hi sinh. Có phải là quá ích kỷ khi bắt những người khác cứ phải đi theo trong cái mắt xích không đường thoát đấy hay không? Để rồi suốt ngày chỉ chăm chăm vào đấy không còn thời gian cho những điều mà cá nhân ấy thực sự yêu thích, rồi than thân trách phận “giá mà… tại sao…” rồi khóc, khóc một dòng Trường Giang…
Có lẽ, tôi chưa đủ kinh nghiệm để bình luận những chuyện như thế này, các bậc phụ huynh ai nấy cũng sẽ dày dạn kinh nghiệm hơn tôi và tôi cũng biết rằng ai trong số họ cũng mong muốn con cái mình hạnh phúc, được sống cuộc sống của chính nó, được làm những điều tuyệt vời. Thế nhưng, cái cách mà họ thể hiện ra đang dần cướp đi cái gọi là hạnh phúc cho con cái họ mà ngày đêm họ mong muốn. Ngày càng ít dần đi những câu chuyện kể, ít dần đi những lời hỏi thăm, ít dần đi những buổi về nhà, ít dần đi những cái nhìn trìu mến, ít dần những cái ôm, cái xiết chặt tay, ít dần đi sự chia sẻ, ít dần đi sự thấu hiểu, một khoảng cách rất lớn xuất hiện….giữa ba mẹ và con cái, họ cùng nhau tạo một bức tường thành kiên cố mà không ai có thể nhảy vào phá vỡ được. Sau tất cả để làm gì với những điều như thế. Các bậc phụ huynh nên cân nhắc, mọi người có quyền đưa ra ý kiến nhưng người quyết định phải là người trực tiếp tham gia sự kiện ấy, nếu không hậu quả sẽ không dự liệu được. Mọi chuyện cũng do duyên mà hợp thành, thời điểm đến thì sẽ xảy ra chính xác sự kiện ấy, không thể khác được, cũng không cần vội vàng. Người nông dân hăng say cày cuốc trên cánh đồng dài bất tận và vẫn cảm nhận được âm thanh líu lo từ những chú chim non bên cánh đồng ngô gần đấy. Rõ ràng rằng, nếu học sinh đã sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện, nếu con cái bạn đã sẵn sàng cho một cuộc sống mới, cuộc sống hôn nhân, họ sẽ chủ động kính trình với ba mẹ, những bậc sinh thành của họ ngay (điều này do tôi tự suy ra, bởi người con nào chẳng muốn ba mẹ mình hạnh phúc chứ). Vốn dĩ có ai sống thay cho ai được đâu, hạnh phúc của mỗi người cũng đâu thể giúp nhau cảm nhận. Mỗi người có những hệ hạnh phúc riêng, chẳng ai giống ai cả. Thành ra, nếu muốn mang đến hạnh phúc cho một ai đó chỉ cần lắng nghe và tôn trọng những quyết định, sự lựa chọn của họ mà thôi. Rồi hạnh phúc sẽ đến với từng cá nhân, đến cả đôi bên, gia đình hạnh phúc thì xã hội cũng hạnh phúc lây.
Dù sao thì dòng sông vẫn chảy, bên lở, bên bồi. Bạn tôi cũng đã lựa chọn và đã có quyết định rồi, tôi cũng mong hạnh phúc sẽ mỉm cười với cô gái ấy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |