LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bằng kiến thức địa lý đã học, em hãy giải thích câu tục ngữ dưới đây

Tục ngữ có câu Mồng chín tháng chín có mưa,
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
Mồng chín tháng chín không mưa,
Thì con bán cả cày bừa đi buôn. bằng kiến thức địa lý đã học em hãy giải thích câu tục ngữ trên
1 trả lời
Hỏi chi tiết
958
2
0
Nguyễn Mai
20/03/2018 22:40:29
Người nông dân Việt Nam trải qua bao khó khăn gian khổ, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt (thiên tai) để sản xuất Nông nghiệp. Họ đã có những kinh nghiệm được đúc kết thể hiện tính mùa vụ khắt khe. Để nhắc nhở đã có câu:
“Tháng Một là tháng trồng khoai
Tháng Hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà”
Đây là câu tục ngữ ca dao, tôi chỉ sử dụng khi dạy phần “các mùa trong năm”. Do trái đất là hình quả cầu, cùng một lúc thực hiện 2 chuyển động (tự quay) và chuyển đồng xung quanh Mặt trời. Quỹ dạo chuyền động xung quanh mặt trời là đường Elíp, từ đó sinh ra hiện tượng các mùa trong năm.
+Từ 21-3 đến 22-6: Mùa xuân
+Từ 22-6 đến 23-9: Mùa hạ
+Từ 23-9 đến 22-2: Mùa thu
+Từ 22-12 đến 22-3: Mùa đông
(trong thực tế các mùa thường sớm hơn 40-45 ngày).
Mỗi mùa, điều kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, khí áp gió mưa (nhiệt, ẩm) thích nghi với sự phát triển của từng loại cây trồng nên có câu ca trên. Hiện nay sự tác động của khoa học, việc ứng dụng các kỹ thuật trong sản xuất. Con người có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, song ấn tượng “mùa nào, thức nấy” vẫn thơm, ngon hơn.
Đặc điểm phụ thuộc vào diễn biến của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua con mắt của người nông dân với câu hát mong mùa
“Mồng chín, tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn
Mồng chín, tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn”
Tháng 9, người nông dân bắt tay vào cày bừa vụ đông xuân (vụ Chiêm), nếu có mưa thường là do hoạt động của loại gió mậu dịch (Khối khí- chí tuyến khô-T) từ biển vào nên thường có mưa (gió Đông Bắc)
Từ kinh nghiệm thực tế có câu:
“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt, gió mùa Đông Bắc (bấc) gió to, khô nên lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”.
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hè: Đông Nam có mưa, Tây nam khô nóng (trừ Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mưa). Khi gieo mạ có gió Đông Nam nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ phát triển xanh tốt. Thời tiết lạnh (giá) lại phù hợp với các loại cây thực phẩm ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc bộ: bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại cây ăn quả: đào, lê, mận...đặc sản vùng miền Bắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư