Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của nhau, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm. Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn ciuar con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạnh giúp ta vơi đi những nổi buồn chán vì đó là chổ dựa vũng chắc để ta tâm sự...nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao đê ngợi ca tình bạn đẹp đẽ đó. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng để xứng đáng với tình cảm đẹp đẽ cao quý mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rốp-xki đã nói:
“Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của nhau, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm.”
Thật vây, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành là một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối xử với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tin tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nổi lo âu thắc mắc và nguyện vọng với mình. Phải nói lúc ấy ta như có một chổ dựa vững chắc cho bạn. Chỉ có sự chân thành mới giúp cho tình bạn được lâu bên và ngày càng khăng khít.
Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường...trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xử với bạn bè như thế nào đều thể hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn tin ở mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn – nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chỉ có ở người bạn ấy thì ta mới trút hết những nổi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thể giải bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ bạn bè mới là người để cùng ta chia sớt niềm vui, nổi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc thế này ta mới thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẽ niềm vui. Do vậy, đã là bạn bè thì ta phải nên giúp đỡ nhau một cách tận tình, bằng cả tấm lòng, không so đo, không tính toán. Nói như vậy không có nghĩa là ta tách bạn ra khỏi tập thể đau mà ta chính bạn bè là một tập thể cùng nhau agnws bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. ở đây ta không nên quan niệm “bạn bè” là hai người mà phải là số đông, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường....thì sự chân thành trong bạn bè mới có giá trị hơn. Nghĩa là, ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết với quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.
Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, những sai lầm của bạn. Càng không để cho bạn vui lòng ma ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự chân thành trong tình bạn nó đòi hỏi ta phải mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. ;làm như thế bạn mới thấy những ddieuf chưa tốt ấy để từ đó bán sửa chữa. Giúp đỡ bạn sữa chữa những sai lầm là điều cần thiết phải thực hiện vì có nhưu vậy bạn mới tiến bộ , mới trở nên người tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chẳng khác nào vô tình ta làm những thói hư tật xấu của bạn ngày càng nhiều và càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không ? ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyets tâm phải thi đỗ với mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn nhưu thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng không? Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng cho mọi người học hỏi.
Ta phải nên hiểu rằng,. Phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt, chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bấy lâu ta xây dựng. Do đó, ta phải khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:
“Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng trước sự tiến bộ của bạn. Được như thế thì tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết và vững bền hơn.
Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun đắp cho tình bạn ấy ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rốp-xki đã nói:
“Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của nhau, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm.” Từ quan điểm trên ngay từ khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không những xây dựng tình bạn tốt đẹp trong nhà trường mà sau này khi lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy nhằm góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.