1.Cảm hứng trữ tình trong bài thơ Bếp lửa:
- Được khơi gợi từ một hình ảnh trong đời sống sinh hoạt ấm áp, thường nhật của gia đình: Bếp lửa, ngọn lửa
- Gắn với hình ảnh người bà và kí ức đẹp đẽ của những năm tháng tuổi thơ tác giả: từ nỗi nhớ về cái bếp lửa cụ thể, hiện lên hình ảnh người bà đã nuôi nấng, chăm sóc, ấp iu sớm hôm (Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, ..Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ) Đây là một tình cảm vừa rất cụ thể, vừa sâu sắc.
- Gợi tình bà cháu, tình cảm gia đình, tình quê hương, đất nước.
-Là nguồn sống, di dưỡng tâm hồn nhà thơ trong suốt cuộc đời.
2. Cảm hứng trữ tình trong bài thơ Ánh trăng
- Được khơi gợi từ một hình ảnh thiên nhiên lớn lao, cao cả: Ánh trăng.
- Gắn với kí ức của một người lính: với đông đội, núi rừng, đồng, bể : (hồi chiến tranh ở rừng; vầng trăng thành tri kỉ),với những năm tháng chiến tranh gian khổ mà nghĩa tình.
- Gợi quá khứ vẹn nguyên, trong sáng, thuỷ chung, độ lượng, bao dung (ngửa mặt lên nhìn mặt…trăng cứ tròn vành vạnh; kể chi người vô tình).
- Là nguồn sáng lay thức, soi thấu (ánh trăng im phăng phắc; đủ cho ta giật mình)vào lương tri để từ đó con người thức tỉnh, chiêm nghiệm, nhận ra chính mình, trở về với quá khứ nghĩa tình. Soi mình vào quá khứ để điều chỉnh sự lệch chuẩn của hiện tại, rút ra bài học nhân sinh thấm thía.