Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ của em về Bác Hồ qua 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
605
3
0
Hàn Nguyệt
16/01/2019 12:49:55

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
doan man
16/01/2019 13:17:57
Mở bài:
_ Bài Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947. tại chiến khu Việt Bắc.
_ Giữa hoàn cảnh kháng chiến gay go, gian khổ. Bác vẫn gữ vững phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với mình.
2.Thân bài:
* Cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng:
+ Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
_Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nổi bật tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng lúc gần lúc xa.
_nhịp thơ 2 / 1 / 4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
_Sự so sánh. liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
_Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh sinộng: Trang lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng , bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa. lung linh, huyền ào,...
_nghệ thuật miêu tả rất phong phú, có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm tr từng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
*Tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
_Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi và xúc động thốt lên: Cảnh khuya như vẽ (đẹp như tranh).
_Người chưa ngủ vì hai lí do. Lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ rạo rực, bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hấp dẫn như vậy nhưng không làm cho Bác vơi di nỗi lo về trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
_Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
3.Kết bài:
_Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
_Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
1
2
Quỳnh Anh Đỗ
16/01/2019 19:10:55
Ánh trăng đối với Hồ Chí Minh đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc, nhưng ánh trăng đi vào thơ của Bác lại mang một dáng vẻ rất riêng, rất cuốn hút, thấy rõ nhất chính là qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. Trong cảnh khuya ánh trăng được thể hiện nơi rừng sâu và nỗi suy tư của người nghệ sĩ cho nước nhà thì đối với rằm tháng giêng ánh trăng lại là không gian mùa xuân cùng với tâm tư lạc quan yêu đời, niềm tin vào một chiến thắng của dân tộc
Mỗi bài thơ đều mang một vẻ đẹp riêng, xét đến ánh trăng trong “Cảnh khuya” ta thấy được khung cảnh của núi rừng, của sự hoang dã, vắng lặng.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Một không gian yên tĩnh khi nghe được cả tiếng suối chảy, tiếng suối róc rách qua cảm nhận của tác giả nghe da diết dịu dàng như tiếng hát xa, giữa không gian đó nổi bật lên âm thanh như một bản giao hưởng mà thiên nhiên ban tặng cho những người chiến sĩ. Giữa không gian tĩnh mịch đó là hình ảnh ánh trăng sáng soi, ánh trăng từ trên cao rọi xuống khiến sự vật xung quanh như hòa quyên vào nhau, hình ảnh bóng trăng lồng vào bóng cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp mà chỉ có những người tinh tế mới có thể nhận thấy được.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Giữa không gian trăng, hoa cùng với tiếng suối chảy thì có bóng dáng một người cha già vẫn còn thức, hình ảnh đó hiện lên như được vẽ ra từ khung cảnh đêm khuya, cảnh đêm bao trùm với sự xuất hiện của Bác chính là bức vẽ tuyệt vời nhất trong không gian đó, Bác thức không phải vì không gian hoang vu lạnh lẽo mà bởi vì một nỗi lo, nỗi lo cho đất nước, cho những người dân hiền lành, chân chất thật thà đang phải chịu áp bức bóc lột.
Cùng là ánh trăng, cùng là hình ảnh người chiến sĩ nhưng qua đến “Rằm tháng giêng” thì sự vật, con người trở nên khác biệt hơn rất nhiều
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Chẳng còn khung cảnh hoang vu nơi núi rừng nữa, tới đây chỉ có một mùa xuân với bóng dáng của ánh trăng đẹp lộng lẫy, ánh trăng sáng soi bao trùm lên toàn bộ cảnh vật và con người, một đêm trăng giữa trời xuân hiện ra, ánh trăng bao trùm lên tất cả để rồi kéo mọi thứ lại với nhau, xóa nhòa khoảng cách giữa trời, đất. Sông, nước, bầu trời đã xuân nay lại càng thêm xuân. Hình ảnh Bác xuất hiện cũng khác hơn
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Ở “Cảnh khuya” Bác hiện lên giữa núi rừng với những nỗi lo trong lòng thì tới đây là đã không còn sự lo lắng đó nữa, lúc này với Bác là một niềm tin vào một chiến thắng đối với đất nước ta, dân tộc ta. Bơi thuyền giữa dòng không phải để thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông nước, mà để bàn việc quân, bàn việc cho tương lai của đất nước, cuối cùng là sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người, hình ảnh “Trăng ngân đầy thuyền” như một báo hiệu cho sự tươi sáng của tương lai phía trước.
Trong cả hai bài thơ đều dùng ảnh trăng khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và bày tỏ dòng suy nghĩ cảm xúc của con người. Nhưng ở mỗi bài là mỗi thời điểm khác nhau, chính thời điểm là yếu tố quyết định tới nội dung cũng như tâm thế của con người trong bài thơ đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×