Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đã hơn ba mươi năm qua, tính từ ngày đầu tiên tôi cắp sách đi học vỡ lòng. Trường của tôi là một căn nhà nhỏ, nơi cuối con hẻm nhỏ. Tôi nghe ba mẹ hồi ấy gọi tên trường là “Trường cô giáo Huế”. Nó không khác gì một căn nhà. Nó có bốn bức tường thấp, trên lợp mái tôn, khác chăng là có rất nhiều bàn ghế và trẻ con lớn nhỏ. Đó là nơi tôi đã học a, b, c trước khi vào lớp Một. Tôi còn nhớ mãi tâm trạng tôi chờ đợi cô giáo Huế nói tiếng Huế, giảng bài bằng tiếng Huế, nhưng tôi không được nghe, không được gặp ai tiếng Huế nơi đó bao giờ, vì người dạy tôi học là một cô giáo khác. Hình như cô giáo Huế là Hiệu trưởng.
Vài tháng sau, cha mẹ tôi chuyển nơi ở, tôi phải nghỉ học ở “Trường cô giáo Huế”và sau đó vào học lớp Một trường công lập. Từ trường cô giáo Huế bước vào một trường cấp một ở Sài Gòn lúc ấy, tôi như chim sổ lồng bay vào bầu trời rộng. Mỗi ngày, tôi đi bộ rất sớm đến trường vì rất sung sướng được ngắm nhìn cái cổng trường cao rộng, thênh thang màu vàng sẫm. Trước cổng trường rộn rã bao nhiêu cửa hàng bán dụng cụ học sinh với những cây thước kẻ đủ màu rực rỡ, Tôi chỉcó tiền mua một cây thôi. Nhưng khi nhìn người bán dụng cụ học sinh mang ra một bó thước kẻ bằng nhựa với những màu hồng, màu xanh lơ, màu da cam, màu xanh biển và màu vàng tưởi, tôi mê mẩn nhìn theo bàn tay của bà và làm bộ như lựa chọn kĩ lưỡng lắm. Tôi cố tình kéo dài cái thờigian ấy ra, vì thực tình tôi muốn có tất cả các cây thước ấy. Thước hai tấc tôi cũng thích, thước ba tấc cũng dẹp. Màu nào cũng hay. Chao ôi! Lựa chọn suy nghĩ gì thì cuối cùng cũng đành chọn lấy một cây thước hai tấc nào đó. Cái đồng tiền tôi đưa cho bà bán hàng đâu phải là để mua một cây thướctrong tay, mà trả cho cái thời gian tôi được vuốt ve, ngắm nghía và lựa chọn một bó thước đủ màu, đủ kích cỡ trong tay mình.
Tôi học trong trường tiểu học Bàn Cờ ấy chỉ được mấy tháng, cha mẹ lại dọn nhà. Tôi xa ngôi trường ấy không một tiếng than van, nhưng trong tâm tưởng tôi, thì đó là một khung trời tươi đẹp nhất. Sau này, đi học các trường tiểu học tư thục, tôi lại nhớ về trường Bàn Cờ với hình ảnh một cái mái rộng trùm phủ trên đầu học sinh giờ chơi chúng tôi không bị nắng soi, mưa tạt, như bàn tay thần kì của một bà Tiên, ông Bụt chở che đám học sinh bé bỏng, lúc ấy chúng tôi còn được xếp hàng uống sữa mỗi giờ ra chơi. Lớp học luôn mát mẻ, rộng rãi và lời cô giảng mới rõ ràng, đĩnh đạc làm sao. Sau này nhớ về ngôi trường ấy, tôi nhớ cả những hàng quà giản dị mà tôi luôn mua ăn với một nỗi thèm thuồng. Sau này tôi ít khi thấy bán ở nơi nào khác.
Sau này, đi qua những trường cũ, phố xưa, tôi luôn dáo dác hỏi tìm thầy cô cũ. Nhưng cảnh cũ đã đổi thay, thầy xưa không còn ai, lòng tôi rưng rưng tự hỏi: “Thầy tôi giờ mái tóc có bạc không? Tuổi già, cuộc song thầy như thế nào?”
Một buổi chiều mưa, tôi trú ở một mái hiên của sạp báo bên đường, nơi một lần thoáng thấy thầy hiệu trưởng cũ.
Hỏi thăm bâng quơ, tôi hay tin thầy hiệu trưởng bây giờ sống ở ngôi biệt thự MT, con cháu đầy đàn. Lòng tôi trút đi một nửa gánh nặng, vẫn còn một nửa gánh đè trên trái tim tôi. Đó là câu hỏi: “Bao giờ tìm thăm được thầy? Có kịp không trước khi thầy nhắm mắt xuôi tay?”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |