Đoạn văn trong “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài:
* Nội dung:
- Tình huống: Trong đêm tình mùa xuân, người người nô nức đi chơi, còn Mị phải ở nhà. Tiếng sáo, hơi rượu và không khí ngày Tết ở Hồng Ngài khiến lòng Mị trẻ lại, bồi hồi, xúc động...
- Tâm trạng, hành động của Mị:
+ “Mị ngồi xuống giường. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước” -> Mị không còn giống tảng đá như trước, tâm hồn Mị đã có những cảm xúc.
+ Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp và cảm thấy vui .
+ Mị ý thức mình còn trẻ cũng là cô hiểu rõ mình có quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi.
+ Nhưng hiện thực đen tối đối lập với quá khứ tươi đẹp, mơ ước về hạnh phúc khó trở thành sự thật. Mị lại muốn chết. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mị sẽ ăn cho chết ngay,chứ không buồn nhớ lại nữa”. Mị ý thức được quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của mình đã bị tước đoạt. Mị đang sống trong hoàn cảnh bi thảm mà cô khó có thể thoát ra được. Ý nghĩ về cái chết lúc này có thể được coi như một hành động phản kháng để lên tiếng đòi quyền được sống, được hạnh phúc.
+ “Mị đến góc nhà,lấy ống mỡ,xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” -> Hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp đèn là thắp lên ánh sáng để xua tan bóng tối đang bao phủ căn buồng mình, cuộc đời mình, là làm cho khát vọng về hạnh phúc của mình sớm trở thành hiện thực. Có thể nói hành động Mị thắp đèn là một bước chuyển quan trọng đánh dấu sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Cô đang thắp lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng.
+ “Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách” -> thiên tính nữ trở về khi con người ta khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc.
=> Dù tuyệt vọng, dù hành động và khao khát của Mị bị chặn đứng bởi bàn tay độc ác, thô bạo của A Sử nhưng những tâm trạng, hành động đó đã cho thấy sự hồi sinh, sự thức tỉnh mạnh mẽ của Mị.
* Nghệ thuật:
- Diễn tả thành công diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
- Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn.
- Sáng tạo được chi tiết đặc sắc: tiếng sáo.