Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ

Viết một đoạn văn.
Lm hộ e vs ạ
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
457
2
0
Đại
26/06/2019 22:23:08
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: “... Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thẩn không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn... ”. Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến như thế là đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào. Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải. Quang Trung không chí là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thẩn” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dàn tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
26/06/2019 22:30:22

"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho chúng chích luân bất phản
Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ"

Bài hịch với khí thế hào hùng của trận chiến là lời của vị vua anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung. Người anh hùng ở mảnh đất Tây Sơn là một biểu tượng về một vị vua hiền triết, anh minh, sáng suốt, có tài thao lược, cầm quân tuyệt diệu. Hồi thứ mười bốn trong "Hoàng Lê nhất thống chí" là biểu hiện rõ nhất trong việc khắc họa hình ảnh vị vua này.

Nguyễn Huệ được biết đến là một vị thần trong cách dùng quân. Khi hay tin quân Thanh đóng chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ tức giận, vội cầm quân đi ngay. Thế nhưng ông đã bình tĩnh làm lễ tế thần rồi mới xuất quân ra trận. Việc này chứng tỏ ông là một người tướng tài giỏi, biết lắng nghe ý kiến người khác.

Tiếp đến, Nguyễn Huệ đưa quân đi đánh vào đúng thời điểm cũng thể hiện rõ sự anh minh, sáng suốt của ông khi lưa chọn thời cơ. Đánh giặc vào dịp Tết, đây là thời điểm quân địch lơ là nhất, lo ăn chơi, hưởng lạc, sẽ có nhiều lỗ hổng để quân ta lợi dụng thời cơ. Bài Hịch để khích lệ, động viên tinh thần quân nhân có tác dụng to lớn về mặt tinh thần, khích lệ quân nhân tham gia đánh giặc. Nguyễn Huệ còn rất tài tình trong cách dùng người, tiêu biểu là việc sử dụng Ngô Thời Nhậm.

Nguyễn Huệ cũng thể hiện được cái tài, cái tâm, sự anh minh, sáng suốt của mình trong việc hết mực lo nghĩ cho nhân dân, không muốn quân nhân, đất nước phải chịu cảnh đầu rơi máu chảy, li tán, loạn lạc, thiệt hại về con người và tài sản nên ông đã bày binh bố trận đánh giặc bằng mưu trí, hạn chế tối đa tổn thất về người.

Việc thực hiện từ suy nghĩ đến hành động của người anh hùng áo vải này được thể hiện rất rõ từ việc ông chiêu mộ nhân tài, cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất đi lính, tạo nên một đội quân tinh nhuệ chỉ trong vòng thời gian ngắn tuyển quân. Bên cạnh đó, ông cũng không hề trách phạt đội quân mà khích lệ tinh thần, động viên khi quân bại trận tại Tam Điệp. Ông đã nhìn rõ vận mệnh của đất nước 10 năm tới và thấy được chiến thắng trong tương lai của đất nước.

Trận chiến diễn ra rất nhanh gọn, rạng sáng mùng ba tết, đội quân tiến sát và đánh sạch đồn Hà Hồi, đến mùng 5 tết thì tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào đến Thăng Long mà ngay cả đến quân đich cũng không hề hay biết, đề phòng, Ngay cả đến vua tôi Tôn Sĩ Nghị và lũ vua chúa nhà Lê đều hưởng lạc trong những ngày tháng ăn chơi mà không hề có chút đề phòng với đội quân áo vải do Nguyễn Huệ khởi nghĩa. Trận chiến kết thúc với sự thắng lợi tuyệt đối cho Nguyễn Huệ - Quang Trung cùng với sự thất bại nhục nhã, ê chề được khắc họa của lũ vua chúa, giặc Thanh. Tôn Sĩ Nghị sợ chạy mất mật, ngựa chưa kịp đóng yên cũng không kịp mặc chiếc áo giáp chạy theo hướng về phương Bắc. Đám giặc chạy tán loạn, hỗn độn, rơi xuống sông Nhị Hà chết gần hết. Vua Lê thì vội vã đưa thái hậu và tùy tùng bỏ chạy trốn, cướp đồ, cướp thuyền của dân... Cảnh tan tác của lũ giặc được khắc họa rõ nét và chi tiết hơn bao giờ hết.

Một nhân vật được khắc họa với tài năng hơn người, oai phong lẫm liệt. Đọc hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí, người đọc như được sống trong từng trang sách với những chiến công lẫy lừng của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Một con người đi vào lịch sử của dân tộc, một con người tạc thành núi sông ngời sáng dân tộc. Chính vị anh hùng áo vải này đã trở thành tượng đài của thế hệ những nhà cầm quân, thao lược trong lịch sử Việt Nam. Lịch sử mãi mãi khắc ghi tên người anh hùng ấy, Quang Trung - Nguyễn Huệ.

1
0
Thanh Y Dao
26/06/2019 22:51:44
Trước hết Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi. Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.
Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
27/06/2019 12:56:24
Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kì mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt ba vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút trong một trận thủy chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà. Nguyễn Huệ- vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử. Những tác giả- những người con ưu tú của dòng họ Ngô thì ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của những cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái Hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ " hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng. "Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét." Nguyễn Huệ là một con người " biết nghe và quyết đoán". Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ "giận lắm" định "cầm quân đi ngay" nhưng trước lời bàn "hãy chính vị hiệu", ông đã nghe theo để " giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đi đánh dẹp cõi Bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đã chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ Quốc đứng trước họa xâm lăng.
 
0
0
(•‿•)
27/06/2019 13:55:44
Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc: "Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị". Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần "Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn: "Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của "Bình Ngô đại cáo". Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi. Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền. Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt là trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập trung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc: "Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy. Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×