Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đây quả là lời thơ thật đẹp miêu tả lại ánh mắt cùng gương mặt xinh đẹp của nàng. Nguyễn Du đã chọn để miêu tả ở đây bằng những từ ngữ, hình ảnh đẹp nhất, để dựng lên trước mắt chúng ta một dung mạo thực sự "mười phân vẹn mười" của Kiều. Một gương mặt với ánh mắt trong vắt, yên tĩnh, nhẹ nhàng, biêng biếc như làn nước mùa thu. Liệu có chăng ánh mắt nào đẹp và dịu dàng hơn ánh mắt ấy? Đôi mắt của một trang mĩ nhân tuyệt mĩ mà chỉ cần một ánh mắt nhìn thôi cũng đã khiến ta xao xuyến rồi. Không như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết toàn bộ gương mặt thì ở Thúy Kiều, ông lại chỉ tả điểm, lấy điểm để tả diện. Như chúng ta vẫn thường nói, "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" của một con người, vậy nên ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả thật tinh tế đôi mắt của Kiều. Đôi mắt ấy vừa đẹp dịu dàng lại phảng phất nỗi buồn thăm thẳm của mùa thu. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn đặc tả đôi lông mày của Kiều như một nét núi mùa xuân "nét xuân sơn". Đó là một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, cuốn hút lạ thường. Và chỉ qua hai điểm đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy được một tâm hồn vừa trong sáng vừa có chiều sâu của nàng Kiều. Ở đây, có thể thấy rằng, Nguyễn Du đã sử dụng một loạt những hình ảnh ước lệ của thiên nhiên như "thu thuỷ, xuân sơn" để miêu tả vẻ đẹp trong sáng của Kiều.
Vẻ đẹp của Kiều đã vượt ra khỏi những nét đẹp chuẩn mực thông thường của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có phải vậy chăng nên "hoa ghen, liễu hờn" trước sắc đẹp của nàng. Hoa, liễu - hai loài vật vốn luôn được dùng để miêu tả vẻ đẹp của một người con gái. Ở đây, nó cũng được dùng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Thế nhưng, vẻ đẹp ấy chẳng những đẹp mà còn rạng rỡ, "thắm" đượm hơn cả sắc hoa khiến cho nó cũng phải ghen tỵ, và cành liễu kia cũng phải "hờn" tủi trước vẻ yểu điệu, xinh đẹp của Kiều. Nghệ thuật nhân hóa được Nguyễn Du khéo léo sử dụng trong câu thơ trên vừa để diện tả vẻ đẹp của Kiều vừa để ẩn dụ vào trong đó một sự hờn trách, ghen tỵ, đố kị của thiên nhiên, cuộc đời với nàng. Có chăng, chính ở đây, Nguyễn Du đã báo hiệu cho Kiều rằng cuộc đời nàng sẽ phải chịu đựng sự gian khổ, đau đớn bởi thiên nhiên vạn vật đã chẳng đồng lòng mà bao dung nàng? Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên nhẹ nhàng chịu "thua", chịu "nhường" nhịn trong hòa bình, thì vẻ đẹp của Kiều lại khiến cho trời đất "ghen, hờn" tức tưởi! Quả đúng là số phận nàng sẽ chẳng êm đềm, chảy trôi!
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |