Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận khổ hai bài "Quê hương" của Tế Hanh

2 trả lời
Hỏi chi tiết
210
1
0
Kim V Park Mochi
24/02/2019 23:03:41
Đối với những người chài lưới sau mỗi lần đi đánh cá là lại mong ngóng ngày trở về và cả họ những người mẹ ,người vợ ,người con. Những từ láy "ồn ào","tấp nập" đã gợi tả lên sự đông vui,náo nhiệt sau khi đoàn thuyền trở về. Mọi người náo nức "đón ghe",họ sung sướng cảm ơn ông trời vì người thân của mình vẫn bình an, vì biển lặng cá được nhiều. Hình ảnh "làn da ngăm rám nắng"," thân hình nồng thở vị xa xăm" bằng bút pháp tả thực tác giả đã miêu tả những người chai tráng với một cơ thể rám nắng và khỏe khoắn,toát lên sự đẹp đẽ.Hình ảnh chiếc thuyền giản dị "trở về nằm" được nhân hóa như người biết nghỉ ngơi làm cho chiếc thuyền trở nên sinh động hơn.Bằng cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "chất muối thấm dần trong thớ vỏ" cho thấy được vẻ mặn mà của con thuyền cũng chính như vị mặn của muối.Từ đó,ta có thể thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
25/02/2019 11:11:46

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Buổi sáng khi tiết trời trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả. Nếu những câu thơ ba và bốn nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo càng mạnh mẽ, quyết liệt và khỏe khoắn bấy nhiêu. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: "hăng", "phăng" kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Việc sử dụng động từ "phăng" đã gợi tả sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Nhà thơ lấy hình ảnh cánh buồm để tượng trưng cho "hồn làng" bởi cánh buồm ấy hàng ngày tạo nên công ăn việc làm nuôi sống những người dân miền biển. Thuyền lướt ra khơi, cánh buồm được kéo lên từ từ rồi bất chợt căng phồng vì no gió... Những hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Cánh buồm dường như có sức mạnh phi thường trong không khí trong lành nó hiện lên với vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào, cánh buồm vi vu trong gió biển. Biết bao thi tứ đã nảy sinh từ cánh buồm kiêu hãnh và thơ mộng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo