Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
16/10/2018 20:40:03

Cảm nhận vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

4 trả lời
Hỏi chi tiết
517
2
0
doan man
16/10/2018 20:42:33
Trong dòng văn học cổ Việt Nam,Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm văn học kiệt xuất . Tác phẩm không chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay, hấp dẫn ,lời văn trau chuốt, giá trị tố cáo đanh thép , giá trị nhân đạo cao cả mà còn vì các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng đẹp đẻ, sinh động . Đặc biệt là các nhân vật mà tác giả tâm đắc nhất như Thúy Vân, Thúy Kiều .
Ngay phần đầu của Truyện Kiều Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân :
“ Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị , em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Nói đến Mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao ; nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng ,tinh sạch . Cả mai và tuyết đều rất đẹp .Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao , trong trắng của hai chị em nhưlà mai là tuyết và đều đạt đến độ hoàn mĩ “ Mười phân vẹn mười” .
Tiếp đó tác giả giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân :
“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn ,nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân . Nàng có một vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm ,lông mày cong hình cánh cung như mày ngài . Miệng cười của nàng tươi như hoa nở, giọng nói của nàng trong như ngọc . Lại nữa da trắng mịn đến tuyết phải nhường . Ôi , thật là một vẻ đệp đoan trang, phúc hậu ít ai có được . Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung nàng Thúy Vân có thể nói là tuyệt đẹp .Đọc đoạn này ta thấy rung động trước vẻ đệp tuyệt vời cảu Thúy Vân và thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Ông đã vận dụng biện pháp tu từ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo .
Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân đã khiến ta rung động đến vậy , ông miêu tả Thuý Kiều thì ta còn bất ngờ hơn nữa . Bất ngờ đến kinh ngạc . Bắt đầu từ câu :
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Nàng Vân đã tuyệt diệu như vậy rồi , nàng Kiều còn đẹp hơn nữa ư ? Có thể như vậy được không ? Ta hãy xem ngòi bút của Nguyễn du viết về nàng Kiều :
“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kếm xanh
Một hai nghiên nước nghiên thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”
Đến đây , chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục . Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp Thuý kiều không dài , chỉ vài cau thôi , vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ “ tuyệt thế gia nhân” . Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu , lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân ; dung nhan đằm thắm đến hoa củng phải ghen , dáng người tươi xinh mơn mởn đén mức liễu cũng phải hờn . Khi đọc đến đoạn này ta không chỉ rung động , thán phục mà có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều Xinh đẹp quá . Thủ pháp ước lệ,nhân hoá là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc , kết hợp với việc dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành” , tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận , mà như thấy tận mắt nàng Kiều . Nàng quả là có một vẻ đẹp “ sắc sảo mặn mà” Ta có thể nói là “có một không hai” làm mê đắm lòng người . Đọc hết những câu trên, ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du Khi miêu tả vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu” của Thuý Vân trước vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều . Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy , dùng vẻ đệp của Thuys Vân để làm để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều , quyến rũ của Thuý Kiều rất có hiệu quả .
Sắc đã vậy còn tài của nàng Kiều thì sao ? ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể củng như vẻ đẹp tâm hồn cua Thuý Kiều nếu như ta không biết đến tài của nàng , mặc dù Nguyễn Du đã nói “ Sắc đành đòi một , tài đành hoạ hai” . Về sắc thì chắc chắn chỉ có miònh nàng là đẹp như vậy , về tài hoạ chăng có người thứ hai sánh kịp :
: Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Nàng có cả tài thơ , tài hoạ , tài đàn , tài nào cũng xuất sắc , cũng thành “nghề” cả . Riêng tài đàn nàng đã sáng tác một bản nhạc mang tiêu đề “ Bạc mệnh” rất cuốn hút lòng người .
Với hai nhân vật như Thuý Kiều Thuý Vân , Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp tu từ phổ biến trong văn thơ cổ như ước lệ , ẩn dụ , nhân hoá , dùng điển cố . Qua đó ta thấy vẻ đẹp phúc hậu , đoan trang của Thuý Vân Và vẻ đẹp “ sắc sảo măn mà” của Thuý Kiều . Hai bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều Thuý Vân , mà Nguyễn Du khắc hoạ phải nói là rất thành công . Đặc biệt là Thuý Kiều nhà thơ đã giành trọn tâm huyết , sức lực và tài năng của mình để sáng tạo nên nàng . Bởi nang là nhân vật chính của Truyện Kiều
Như đã nói . Truyện Kiều thu hút người đọc phần lớn là nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du . Quả vậy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du có thể gọi là bạc thầy trong nền văn học cổ Việt Nam . Tả hình dáng bên ngoài của nhân vật ông luôn làm toát lên cái tính cách , tâm hồn bên trong của nhân vật đó .
Với Thuý Vân ông đã thực hiện biện pháp ước lệ để miêu tả vẻ đẹp :
“ Khuôn trăng dầy đặn , nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Tất cả các từ ngữ , hình ảnh được ông sử dụng trong các câu thơ trên đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp “ đoan trang , thuỳ mị” của Thuý Vân . Không những khắc hoạ vẻ đẹp hình thể bên ngoài Nguyễn Du còn như dự báo số phận bình lặng, êm ả của nàng qua từ “ thua” và từ “ Nhường”. Mây và tuyết thua avẻ đẹp của Thuý Vân nhưng cả hai đều chịu “ thua” và chịu “ nhường”một cách êm ả .
Với Thuý Kiều , Tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp “sắc sảo , mặn mà” của nàng.Những câu thơ miêu tả nàng có thể xem là tuyệt bút :
“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kém xanh”
Trong hai câu thơ ,Nguyễn Du như đã dự báo số phận bấp bênhchìm nổi của Kiều qua các hình ảnh hoa và liễu thua vẻ đẹp của nàng nhưng không cam chịu thua mà còn “ ghen” còn “ hờn” và khúc nhạc bạc mệnh nàng sáng tác cũng như dự báo điều đó .
Nói tóm lại , Nguyễn Du có nghệ thuật tả người rất đặc sắc và tiêu biểu . Mỗi nhân vật ông miêu tả dù tốt hay xấu , dù chính diện hay phản diện cũng đề biểu hiện được bản chất tâm hồn bên trong qua hình dáng bên ngoài . Nghệ thuật miêu tả , xây dựng nhân vật của Nguyễn Du rất đáng để chúng ta trân trọng và học tập .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thảo Nguyênn
16/10/2018 20:44:42
có nữa k bạn ? thêm mình với
1
0
Chymtee :"v
16/10/2018 20:46:55
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam – danh nhân văn hóa thế giới. “Truyện Kiều” là kiệt tác số 1 của Nguyễn Du, kết tinh những thành tựu về nội dung và nghệ thuật. Trong “Truyện Kiều”, dưới ngòi bút miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du, mỗi nhân vật đều hiện lên một chân dung hết sức sinh động, gợi cảm. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều qua bút pháp ước lệ tượng trưng. Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những dựng lên được hai chân dung “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận … toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng.
Mở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu và gợi tả vẻ đẹp của hai chị em:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Trong những câu thơ trên, vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều được xếp vào hàng “tuyệt thế giai nhân", cả hai chị em đều là những “ả tố nga” tức là những cô gái đẹp. Bằng bút pháp ước lệ (lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người), ta thấy chị em Kiều đều có vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao như “mai”, có tâm hồn trong trắng như “tuyết”. Cả hai chị em đều đẹp “mười phân vẹn mười” nhưng mỗi người lại có một vẻ đẹp riêng, không hề lẫn lộn.
Vẻ đẹp của Thúy Vân được gợi tả ở 4 câu thơ tiếp theo. Câu mở đầu vừa giới thiệu vừa khái quát đặc điểm nhân vật: “Vân xem trang trọng khác vời”. Hai chữ “trang trọng” nói lên vẻ đẹp cao sang, quí phái của Vân. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời:
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Vẻ đẹp về nhân cách, tâm hồn của chị em Thúy Kiều được khẳng định ở 4 câu thơ cuối của đoạn trích:
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Chị em Thúy Kiều được sống trong cảnh “trướng rủ màn che”, chưa từng hò hẹn với một ai. Điều đó thể hiện phẩm hạnh cao đẹp của hai nàng thật đáng trân trọng, đáng ngợi ca.
Qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã gợi tả rất sinh động bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều. Bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng gợi tả tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người, mang đậm cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca, thể hiện tính nhân văn cao cả
0
0
Cao Dũng
16/10/2018 20:58:28
Truyện Kiều là một kiệt tác văn học của đại thi hào Nguyễn Du, được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc ta. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần mở đầu của Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Sau bốn câu thơ nói về gia cảnh gia đình nhà họ Vương (bậc trung lương, con gái út là Vương Quan) tác giả đã dành 24 câu thơ để nói về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu khái quát chị em Thúy Kiều:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thân
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.
Hai câu thơ đầu xác định lứa tuổi và vị trí hai chị em. “Tố nga” có nghĩa là cô gái đẹp. Đó không những là cái đẹp của lứa tuổi mà còn là cái đẹp của nhan sắc yêu kiều. Tiếp đến, bằng bút pháp ước lệ, tác giả gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của hai người thiếu nữ:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
Thúy Kiều và Thúy Vân được miêu tả là người có cốt cách thanh cao, đẹp đẽ như dáng mai. Không những thế, tâm hồn hai nàng trong sạch và tinh khôi như tuyết trắng. Thủ pháp ước lệ gợi cho người đọc hai hình dung tuyệt đẹp cả về hình dáng lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp ấy đạt đến chuẩn mực mà xã hội phong kiến xưa cần có. Một vẻ đẹp hài hòa và toàn vẹn “mười phân vẹn mười”.
Dù là xinh đẹp hay kiều diễm đến mức nào thì cũng phải có giới hạn bởi dù sao Thúy Kiều Và Thúy Vân là con người chứ không phải là tiên nữ giáng trần. Thế nhưng, ở đây, Nguyễn Du muốn phá vỡ giới hạn đó. Ông muốn tạo ra một ngoại lệ, đưa vẻ đẹp của hai nàng đến độ tuyệt mĩ, hiếm có.
Và hai vẻ đẹp ấy dần dần hiện ra trước mắt người đọc như ánh sáng lúc bình minh ló rạng, khiến cho người đọc không khỏi ngỡ ngàng. Đầu tiên là vẻ đẹp của Thúy Vân. Nàng có một vẻ đẹp khác vời, làm ta cảm thấy gần gũi và ấm áp vô cùng:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
Qua bốn câu thơ, Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp đằm thắm lạ thường. Nàng có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu (khuôn trăng đầy đặn), với nét ngài nở nang. Nụ cười của nàng rạng rỡ như đóa hoa đương thì đậm sắc trong vườn xuân (hoa cười). Giọng nói của nàng trong trẻo như tiếng ngọc ngà, cẩm thạch (ngọc thốt) biết bao mê li. Cử chỉ, hình dung đoan trang, thùy mị khiến cho người nhìn, người nghe càng thêm yêu mến trong lòng. Mái tóc nàng óng mượt và mềm mại như mây bay gió thổi. Làn da mịn màng, trắng đẹp như tuyết trắng non cao.
Thật là càng nhìn càng thấy đắm say. Vẻ đẹp ấy làm cho đất trời phải thua, phải nhường, phải khiêm cung cúi đầu chào đón. Một vẻ đẹp tuyệt sắc nhưng điềm đạm, dự báo mọt tương lai êm đềm, hạnh phúc sẽ đến với nàng.
Đó là một vẻ đẹp trang trọng, cao sang của các công nương quý tử chỉ có thể có ở chốn lầu vàng gác ngọc. Thế nhưng, hoàn cảnh của Thúy Vân hết sức bình thường. Nàng là con dân một nhà “thường thường bậc trung”, không có gì nổi bậc. Đó là một vẻ đẹp trời đất hợp duyên mà có, tạo hóa ban tặng, là thành quả của tổ tiên nhân đức nhiều đời tích tụ mà thành. Xưa nay ta chưa từng thấy tiên nữ, nay đọc Truyện Kiều mà được gặp tiên nữ vậy. Thật là một vẻ đẹp hiếm có ở trên đời.
Người đọc càng bất ngờ hơn nữa khi đọc bốn câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tưởng rằng người đẹp đến như Thúy Vân sẽ không thể nào có người đẹp hơn được nữa. Thế nhưng, dụng ý của Nguyễn Du thực chất là lấy vẻ đẹp của người em Thúy Vân làm cái nền để cho vẻ đẹp của người chị Thúy Kiều tỏa sáng, lung linh giữa đất trời:
“Kiều càng sắc xảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm. liễu hờn kém xanh”.
Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên cái nền của Thúy Vân. Nguyễn Du đã rất tài tình khi tạo được một “lực đẩy”, tiếp tục cho người đọc chiêm ngưỡng hai tuyệt phẩm của đất trời. Không giống như Thúy Vân, Thúy Kiều có mang vẻ đẹp sắc xảo mặn mà hơn nhiều lần. Sắc xảo là cái đẹp của tư dung thể hiện qua khuôn mặt, ánh mắt, giọng nói,…
“Mặn mà” là cái đẹp của tâm hồn vừa nồng thắm của cung cách vừa sâu sắc của trí tuệ và tài năng. Ánh mắt nàng trong trẻo như mặt nước hồ thu (làn thu thủy) trong ngày gió lặng. Chân mày của nàng cong vút như dáng núi mùa xuân (nét xuân sơn) tràn đầy sức sống. Toàn thân nàng toát lên sức cuốn hút đến mê mị lòng người. Vẻ đẹp ấy đã khiến cho hoa ghen tức vì “thua thắm”, liễu hờn giận vì “kém xanh”.
Nguyễn Du đã dành những từ ngữ đẹp nhất của mình dành tặng ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều. Đó là một vẻ đẹp toàn bích, trác việt, ngoại hạng. Và còn hơn thế nữa, đó là một vẻ đẹp chưa từng có ở trên đời:
“Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.
Nếu so về tài năng, có thể tìm thấy người thứ hai; còn vẻ đẹp của nàng là duy nhất. Một vẻ đẹp vượt qua mọi giới hạn mà có lẽ phải có duyên cơ ta mới được chiêm ngưỡng. Thế nên, vẻ đẹp độc nhất vô nhị ấy khiến cho đất trời nảy sinh đố kị, lòng người ganh đua. Điều đó dự báo một cuộc đời trắc trở, đầy sống gió mà Kiều sẽ trải qua. Cuộc đời vốn đa đoan, tài năng và xinh đẹp không phải là tội lỗi nhưng lòng người khó đoán, mệnh số trắc trở. Quân tử đa nan, hồng nhan bạc mệnh cũng là lẽ thường tình. Đó cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật này.
Tài năng vượt trội của Thúy Kiều tiếp tục được tác giả trình bày đoạn thơ sau. Nàng không chỉ tuyệt đẹp mà tài năng cũng đến độ phi phàm:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Thúy Kiều sinh ra vốn đã là người thông minh. Nhờ rèn luyện mà nàng cảng trở nên tinh tế, tài năng phát lộ ra ngoài. Những thú tiêu dao cao quý của người xưa (cầm, kì, thi, họa) nằng đều thành thạo hơn người. Âm luật xưa nay nàng đều thấu rõ. Lại thêm có tài trích âm tạo nên bản “Bạc mệnh” vô cùng tha thiết đến sầu não nhân gian. Có thể nói, nàng có tất cả các kĩ năng về nghệ thuật và ở lĩnh vực nào nàng cũng đạt đến tuyệt đỉnh. Phải chăng, Nguyễn Du vì quá yêu mến nhân vật của mình mà đã dành cho nàng sự tôn vinh tột bậc đến thế?
Trong sử sách xưa nay cũng có lắm người đẹp nhưng xinh đẹp. Nhưng xinh đẹp, tài năng và tâm hồn cao quý như Thúy Kiều thì chưa từng thấy bao giờ. Nhân vật Thúy Kiều kiểu nhân vật lý tưởng mà Nguyễn Du đã cố công xây dựng. Quan nhân vật, Nguyễn Du đề cao giá trị con người thường dân trong xã hội phong kiến. Đặc biệt là người phụ nữ. Đó là những con người có nhân phẩm cao đẹp, tài năng xuất chúng, khát vọng cao vời, ý thức cao độ về thân phận cá nhân,…nhưng lại không được nhận lấy cuộc sống xứng đáng mà đáng lẽ ra phải có.
Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Đoạn trích còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo