Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

6 trả lời
Hỏi chi tiết
3.829
0
0
Nguyễn Trần Thành ...
02/03/2019 16:23:30
Gợi hứng thú từ thơ mùa xuân là một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh. Nhà thơ viết:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc"
Từ khi mọc lên cho tới lúc xòe cánh phô màu tím biếc, hình như ta được chứng kiến sự sinh thành của bông hoa - tín hiệu mùa xuân. Rồi tín hiệu màu sắc được phụ hoạ thêm bởi tín hiệu âm thanh “vang trời" của những tiếng chim chiền chiện. Âm thanh đặc biệt của tiếng chim “mang một mảnh vườn của đất đai vườn tược” (Xuân Diệu) như được ngưng, được đọng thành từng giọt long lanh. Phải chăng đó chỉ là những gỉọt âm thanh, hay đó là những giọt mùa xuân. Khó mà phân biệt rạch ròi, nhưng màu tím biếc, những âm thanh náo nức rộn ràng và những giọt mưa - âm thanh long lanh đã báo hiệu rằng mùa xuân đến. Xuân của đất trời, của thiên nhiên đã đến. Khi ấy xuân của đất trời hoà với mùa xuân của con người hốì hả, xôn xao. Mùa xuân của hoa, của chim, nhưng mùa xuân còn của cây cỏ với màu sắc đặc trưng: màu xanh lộc biếc. Mùa xuân gắn liền với những con người vất vả gian lao nhất, nhưng họ cũng vinh quang nhất vì họ mang trên mình mùa xuân, họ làm ra mùa xuân.
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương lúa”
Chắc không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ chọn người cầm súng và người ra đồng. Vấn đề không phải chi vì họ vất vả nhất, mà vì họ đại diện cho hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước: sản xuất và chiến đấu - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; họ còn là đại diện của tiền tuyến và hậu phương. Những người chiến đấu, những người sản xuất làm thành giai điệu chính trong bản hợp xướng mùa xuân. Mùa xuân lớn của đất trời, của dân tộc.
Nhưng điều làm nên nét độc đáo của bài thơ, làm cho nó không lẫn vào các bài thơ xuân vốn có một số lượng kỉ lục trong thơ ca xưa nay chính là mùa xuân nho nhỏ, mùa xuân riêng trong hai khổ thơ này:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ. dông cho đời
Dù lá tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Nếu khi bắt đầu vào bài, nhà thơ xưng tôi (Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng) thì ở đây tác giả đã chuyển sang xưng ta. Hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên. Với chữ “ta” vừa là số ít lại vừa là số nhiều, tác giả có thể nói được cái riêng biệt, cụ thể, cá thể, đồng thời lại nói được cái khái quát, cái chung. Đây là tâm sư, là quan niêm, là phương châm sống và làm việc của nhà thơ, hay cũng là của những con người chân chính? Đây là ước vọng của một con người từ khi vào đời ở tuổi hai mươi cho đến khi sắp từ biệt cõi đời với mái đầu tóc bạc, hay cũng là ước vọng của mọi lớp người từ trẻ tới già? Nói chuyện riêng của mình và cũng là nói cho tất cả mọi người cứ tự nhiên như thế vì trước hết nhà thơ đã làm một nốt trầm, làm mùa xuân nho nhỏ rất khiêm nhường; tác giả đã “Đứng vào điều cao thượng của cả một nhân loại vô danh” (Vũ Quần Phương).
Song khổ thơ cuối cùng này, dù vẫn xưng “ta” nhưng chữ ta này đã mang nhiều màu sắc riêng, tâm sự riêng của nhà thơ. Nếu chúng ta biết được rằng bài thơ được viết trong những ngày nhà thơ ốm nặng và ít lâu sau tác giả qua đời, chúng ta càng yêu quý tiếng hát của Thanh Hải.
Phải yêu đời lắm, lạc quan lắm mới hát lên được. Trong điệu dân ca xứ Huế, nước non ngàn dặm, thật bát ngát, mênh mông. Nhưng khi con người suốt đời nguyện làm mùa xuân nho nhỏ, làm một nốt trầm, thì nhà thơ có thể hát, và nốt trầm xao xuyến ấy sẽ còn mãi mãi trong nhịp phách tiền của khúc hát quê hương, sẽ trải mãi tình theo nước non ngàn dặm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Trần Thành ...
02/03/2019 16:24:15
Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai
Mùa xuân là chim hót trên cành cây
Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai
Thoáng trên mắt môi bao nụ cười... Mùa xuân, đó có thể gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:
Ồ! tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...
(Tố Hữu)
Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống: "Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!".
"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyển đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.
Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...
1
0
doan man
02/03/2019 16:49:55
Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ miêu tả về mùa xuân rất đặc sắc và có ý nghĩa. Đặc biệt trong đoạn đầu tiên của bài thơ càng cho chúng ta thấy được mùa xuân hòa vào trong lòng người đọc rất rõ nét và sâu sắc.
Mùa xuân được xem là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm cho nên nói đến mùa xuân là dường như chúng ta cảm thấy yêu đời hẳn lên, có lẽ chính vì vậy mà mùa xuân trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam
Đoạn đầu bài thơ tác giả đã phác họa lên được một bức tranh xuân trước khung cảnh thiên nhiên của đất trời:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chim mà vang trời"
Dòng sông có màu xanh gợi nhắc một hình ảnh của những khúc sông uốn lượn quanh co của dải đất miền Trung. Trên gam màu xanh lơ nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc, không có màu vàng của hoa mai hay là màu đỏ của hoa đào mà chỉ có một bông hoa màu tím hiện lên trước mắt. Cho thấy hình ảnh mang đậm bản sắc của xứ Huế, màu tím là màu đặc trưng của con người và đất trời Huế. Nhà thơ đã rất khéo léo khi dùng nghệ thuật đảo ngữ đưa động từ "mọc" lên ở phía đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân của đất trời. Không chỉ có hình ảnh mà còn có âm thanh của con chim chiền chiện hót vang trời làm xao xuyến cả đất trời, cả tâm hồn của người thi sĩ bằng những từ ngữ cảm thán như "ơi, hót chi". Một bức tranh đang suy tư bỗng đâu đó vang lên một tiếng chim hót làm sinh động hẳn lên, một con chim chiền chiện mà lại hót được vang cả trời, thực ra khoảng trời ấy chính là khoảng không gian riêng của tác giả, chính vì vậy mà chỉ có tác giả mới cảm nhận được điều đó mà thôi.
Say mê với tiếng chim mà trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện được những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống "Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!".
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp bình dị và nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
Giọt mưa xuân, giọt nắng hay là giọt sương được tác giả viết là "giọt long lanh". Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì đây được xem là giọt của âm thanh tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim như một sự vật có hình dáng, đây là một sự sáng tạo chỉ người có tâm hồn nhạy cảm mới có thể cảm nhận được hết cái đẹp đó.
Khi đọc bài mùa xuân nhỏ nhỏ, nhất là ở đoạn đầu tiên, chúng ta như cảm nhận được hơi thở, men rượu của mùa xuân đang lan tỏa cả vào đất trời, hòa vào thiên nhiên. Đây quả là một mùa xuân nho nhỏ mà nhà thơ Thanh Hải đã dành tặng cho đời vào những giây phút cuối của cuộc đời mình.
0
0
1
0
1
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo