Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình yêu quê hương đất nước qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và Quê hương của Tế Hanh

1. tình yêu quê hương đất nước qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và Quê hương của Tế Hanh
2. "thơ là chiều sâu,là sự chắt lọc,kết tinh". Hãy chứng minh qua việc phân tích khổ cuối bài "Con cò_Chế Lan Viên"
3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.572
16
7
Nguyễn Nhật Thúy ...
02/03/2019 13:09:17
1.

Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v… Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam : “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời đại của những phong cách thơ độc đáo và một trong những nội dung tiêu biểu của thơ mới là tình yêu quê hương như một nhà nghiên cứu từng nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới”.

Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đất nước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.

Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập : sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cả, cây già với những gió gào ngàn, nguồn hét núi:

"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi"

Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm :

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."

Còn đâu nữa những đêm vàng khi con hổ được thưởng thức ánh trăng kì diệu. Nhớ làm sao những đêm vàng mộng mơ ấy. Khi mà giờ đây nó đang bị gông cùm trong vườn bách thú.
Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Mưa rừng không phải là mưa bụi phất phơ, mưa thu êm đềm mà là "mưa chuyển bốn phương ngàn". Mưa thật dữ dội làm sao. Thế Lữ thật tài tình khi lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài.
Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Khác với cảnh rừng mưa gió dữ dội ở trên, đến đây là những câu thơ êm ả, miêu tả một khung cảnh buổi bình minh tuyệt đẹp. Người đọc như đang được tắm mình trong khung cảnh nên thơ, huyền diệu ấy. Với tiếng chim ca, với ánh nắng, với màu xanh của cây. Mọi thứ trở nên thật êm ả, thanh bình.
Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Bức tranh thiên nhiên đến đây thật độc đáo. Có màu màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta bây giờ không phải là đang thưởng ngoạn cảnh đẹp của chốn đại ngàn nữa mà là hiện nguyên hình là mãnh thú. Dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn.
Quả thật, bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn.
Nếu như thiên nhiên trong Nhớ rừng là vẻ đẹp của sự hùng tráng, mạnh mẽ của núi rừng, thì thiên nhiên trong thơ Tế Hanh lại êm đềm, đằm thắm với cảnh sông nước bình dị. Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng là tâm điểm mà nhà thơ muốn ca ngợi qua bài thơ Quê hương của mình.
Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : Nhớ con sông quê hương, Quê hương, Trở lại con sông quê hương. Mở đầu bài thư Quê hương, tác giả viết:
"Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm. Qua lời giới thiệu này, chúng ta thấy nhà thơ Tế Hanh rất tự hào về quê hương miền biển của mình. Niềm tự hào đó thể hiện sâu sắc tình yêu của ông dành cho quê hương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
02/03/2019 13:10:18
2.
Đoạn thơ trên là khổ cuối trong bài thơ Con cò. Đoạn thơ khai thác và phát triển tiếp hình tượng con cò trong những cầu hát ru để thể hiện tình mẹ, lòng mẹ. Đoạn thơ tuy ngắn, giản dị nhưng sâu lẳng với chất triết lí suy tưởng đậm phong cách của Chế Lan Viên. Con cò ở đây là biểu tượng cho người mẹ với lời nhắn nhủ, dặn lòng:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Điệp ngữ “dù”, “vẫn” như lời khẳng định cho tình mẫu tử bền chặt, sắt son. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con. Dù trong hoàn cảnh nào, giàu có hay khốn khó, người mẹ thành thị hay nông thôn thì vẫn đều thương con rất mực. cho dù khoảng cách địa lí là gần hay xa, không gian ấy có cách trở hay con có thể đi xa mẹ, đến chân trời góc biển của mọi miẽn Tổ quốc thì mẹ vẫn luôn dõi theo con như một quy luật bất biến. Khi khôn lớn, dù con là vĩ nhân hay người bình thường nhưng con vẫn mãi là đứa cọn bé bỏng của mẹ mà thôi: 
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Khổ thơ gợi ra thế giới ca dao ngọt ngào qua lời ru của mẹ với hình ảnh cánh cò chấp chới: cánh cò Đổng Đăng, cánh cò cổng phủ, cánh cò ăn đêm,... Chỉ riêng điểu đó đã làm cho bài thơ êm dịu, vừa như thực lại vừa như mơ. Nhưng khác với ca dao, con cò không còn là những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc: người nông dân, người phụ nữ tảo tần, nhọc nhằn mà hình tượng này đã được tác giả phát triển, mở rộng ý nghĩa biểu tượng để biểu hiện cho lòng mẹ, tình mẹ lớn lao. Tình mẹ đi qua mọi ranh giới của không gian và băng qua thử thách của thời gian “đi hết đời”. Mẹ đã dành cho con thơ tất cả, cánh tay dịu hiền, lời ru cầu hát êm đềm theo nhịp võng và cả cuộc đời của mẹ. Ý thơ khiến ta chợt nhớ đến những vần thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng, là bác học hay là ai đi nữa vẫn là con của một người phụ nữ. Một người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên.
Phần cuối lời thơ thấm đẩm chất triết lí trữ tình. Người mẹ nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuooicj đời con mai sau, người mẹ nghĩ về số phận những con cò bé nhỏ trong cuộc đời:
À ơi!
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát Quanh nôi
À ơi là tiếng ru ngọt ngào của người mẹ hiện bế con thơ trên tay. Me thương con cò trong ca dao lận đận; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương. Con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ. Mẹ ru con ngủ yên, ngủ ngon, "ngủ đi". Phải chăng, người mẹ hiện đang bâng khuân về câu hát "Có xáo thì xáo nước trong - đừng xáo nước đục đau lòng cò con"? Thà trong còn hơn sống đục, ấy là ý vị cuộc đời xưa nay. Một con cò thôi cũng chính là cuộc đời mẹ vất vã, chịu thương chịu khó để lo lắng quan tâm cho con, dành cho con mọi điều tốt đẹp nhất. Mẹ thương con cò bao nhiêu, mẹ càng thương yêu con bấy nhiêu. Mẹ vỗ về ru con ngũ để:
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát Quanh nôi
Lại một lần nữa các cụm từ: “ngủ đi”, “cánh cò”, “cánh vạc”, “nôi” được nói vể kỉ niệm tuổi thơ, nhắc nhở vê' giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những điều tha thiết của lòng mẹ. Con cò đã có sức sống bất diệt, lời ru sẽ sống mãi với con người, sống mãi với dân tộc Việt Nam. Cũng viết về điều này, nhà thơ Nguyễn Duy đã từng có những cầu thơ lục bát rất hay trong bài thơ Khúc dân ca:
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình.
Đoạn thơ ngắn nhưng chứa chan tình cảm và suy tư. Đây là những vẩn thơ đẹp ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ của mẹ hiền về con thơ. Đề tài tình mẹ tuy không mới nhưng Chế Lan Viên đã đưa vào bài thơ chất suy tưởng triết lí sâu sắc, lối diễn đạt giàu hình ảnh, nhịp điệu đậm chất lời ru tạo nên những dư âm ngọt ngào và mới mẻ trong lòng người đọc.
7
5
$$$$$$
02/03/2019 13:11:24
1.

Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v… Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam : “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời đại của những phong cách thơ độc đáo và một trong những nội dung tiêu biểu của thơ mới là tình yêu quê hương như một nhà nghiên cứu từng nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới”.

Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đấtnước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.

Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập : sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cả, cây già với những gió gào ngàn, nguồn hét núi:

"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi"

Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm :

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."

Còn đâu nữa những đêm vàng khi con hổ được thưởng thức ánh trăng kì diệu. Nhớ làm sao những đêm vàng mộng mơ ấy. Khi mà giờ đây nó đang bị gông cùm trong vườn bách thú.
Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Mưa rừng không phải là mưa bụi phất phơ, mưa thu êm đềm mà là "mưa chuyển bốn phương ngàn". Mưa thật dữ dội làm sao. Thế Lữ thật tài tình khi lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài.
Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Khác với cảnh rừng mưa gió dữ dội ở trên, đến đây là những câu thơ êm ả, miêu tả một khung cảnh buổi bình minh tuyệt đẹp. Người đọc như đang được tắm mình trong khung cảnh nên thơ, huyền diệu ấy. Với tiếng chim ca, với ánh nắng, với màu xanh của cây. Mọi thứ trở nên thật êm ả, thanh bình.
Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Bức tranh thiên nhiên đến đây thật độc đáo. Có màu màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta bây giờ không phải là đang thưởng ngoạn cảnh đẹp của chốn đại ngàn nữa mà là hiện nguyên hình là mãnh thú. Dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn.
Quả thật, bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn.
Nếu như thiên nhiên trong Nhớ rừng là vẻ đẹp của sự hùng tráng, mạnh mẽ của núi rừng, thì thiên nhiên trong thơ Tế Hanh lại êm đềm, đằm thắm với cảnh sông nước bình dị. Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng là tâm điểm mà nhà thơ muốn ca ngợi qua bài thơ Quê hương của mình.
Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : Nhớ con sông quê hương, Quê hương, Trở lại con sông quê hương. Mở đầu bài thư Quê hương, tác giả viết:
"Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm. Qua lời giới thiệu này, chúng ta thấy nhà thơ Tế Hanh rất tự hào về quê hương miền biển của mình. Niềm tự hào đó thể hiện sâu sắc tình yêu của ông dành cho quê hương.

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

"Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"

Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:

"Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"

Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.

Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiệ ntâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:

"Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn"

Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ.

Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:

“ Cánh buồm giương to như mảnh hồnlàng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:

"Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nối nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bứctranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.

Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng và Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư