LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm thụ cái hay cái đẹp của đoạn văn sau

Cảm thụ cái hay cái đẹp của đoạn văn sau:
a) Chú bé loắt choắt
cái xắc xinh xinh
cái chân thoăn thoắt
cái đầu nghênh nghênh
ca lô đội lệch
mồm huýt sáo vang
như con chim chích
nhảy trên đường vàng
b) bố em đi cày về
đội sấm đội chớp đội cả trời mưa
c) Gậy tre, chông tre chống lại sất thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giứ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đòng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
d)Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn. Dưới bóng tre của làng xưa thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nên văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày việt nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng. khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
6 trả lời
Hỏi chi tiết
307
1
0
青梅
27/07/2019 14:59:58
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”
(“Lượm” - Tố Hữu)
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
青梅
27/07/2019 15:01:20
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.
Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).
Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!
1
0
青梅
27/07/2019 15:02:06
c) "Gậy tre, chông tre chống lại sất thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giứ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đòng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!"
Đoạn văn trên tuy ngắn nhưng nó có rất nhiều ý nghĩa. Thép Mới đã truyền vào đây những tâm tư, tình cảm, thay lời muốn nói. Cây tre không chỉ theo chúng ta trong đời sống hằng ngày mà còn cùng ta xông pha nơi chiến trường. Cây tre được "biến tấu" thành những đồ rất cần thiết để đánh giặc" gậy, chông. Quân thù thì dùng sắt thép, quân ta thì dùng tre, sắt thép cứng và rất bền, nhưng với sự khéo léo mà quân ta vẫn có thể đánh bại quân thù. Cây tre đã xông pha chiến đấu, có thế ta mới có thắng lợi, mới giữ được làng, được nước, được nhà tranh, đồng lúa chín. Cây tre như vậy đó, nó hi sinh bảo vệ con người. Vì thế mà Thép Mới đã nói "Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu". Qua đoạn văn trên ta thật sự thấy tầm quan trọng của cây tre đối với con người, đặc biệt là trong lao động và trong chiến đấu.
0
0
(•‿•)
28/07/2019 08:49:46
a. Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi
0
0
(•‿•)
28/07/2019 08:51:02
b. Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.
Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:
          Bố em đi cày về
         Đội sấm
         Đội chớp
         Đội cả trời mưa
"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.
Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).
Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!
0
0
(•‿•)
28/07/2019 08:52:14
c. Gậy tre, chông tre chống lại sất thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giứ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đòng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Đoạn văn trên tuy ngắn nhưng nó có rất nhiều ý nghĩa. Thép Mới đã truyền vào đây những tâm tư, tình cảm, thay lời muốn nói. Cây tre không chỉ theo chúng ta trong đời sống hằng ngày mà còn cùng ta xông pha nơi chiến trường. Cây tre được "biến tấu" thành những đồ rất cần thiết để đánh giặc" gậy, chông. Quân thù thì dùng sắt thép, quân ta thì dùng tre, sắt thép cứng và rất bền, nhưng với sự khéo léo mà quân ta vẫn có thể đánh bại quân thù. Cây tre đã xông pha chiến đấu, có thế ta mới có thắng lợi, mới giữ được làng, được nước, được nhà tranh, đồng lúa chín. Cây tre như vậy đó, nó hi sinh bảo vệ con người. Vì thế mà Thép Mới đã nói "Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu". Qua đoạn văn trên ta thật sự thấy tầm quan trọng của cây tre đối với con người, đặc biệt là trong lao động và trong chiến đấu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư