Câu 1. Bằng cách nào dưới đây có thể dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Đặt nam châm trước cuộn dây.
B. Đặt nam châm trong lòng cuộn dây.
C. Đưa một cực nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây.
D. Dùng dây dẫn nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây.
Câu 2. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.
A. đang tăng mà chuyển thành giảm.
B. đang giảm mà chuyển thành tăng.
C. tăng đều đặn rồi giảm đều đặn.
D. luân phiên tăng giảm.
Câu 3. Để giảm hao phí vì tỏa nhiệt trên dây tải điện, chọn cách nào trong các cách dưới đây?
A. Giảm điện trở dây dẫn và giảm cường độ dòng điện trên đường dây dẫn.
B. Giảm hiệu điện thế trên hai đầu dây tải điện.
C. Tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây tải điện.
D. Vừa giảm điện trở vừa giảm hiệu điện thế ở hai đầu dây tải điện.
Câu 4: Đặt một vật trước thấu kính phân kì, ta sẽ thu được:
a. Một ảnh ảo lớn hơn vật b. Một ảnh ảo nhỏ hơn vật
c. Một ảnh thật lớn hơn vật d. Một ảnh thật lớn hơn vật
Câu 5: Một vật nằm trong tiêu cự của thấu kính hội tụ luôn cho:
A. ảnh ảo, cùng chiều với vật. B. ảnh ảo, ngược chiều với vật.
C. ảnh thật, cùng chiều với vật. D. ảnh thật, ngược chiều với vật.
Câu 6: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
a. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
b. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
c. Góc tới bằng góc khúc xạ.
d. Không có góc khúc xạ.
Câu 7: Khi tia sáng truyền từ không khí sang không nước thì:
a. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
b. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
c. Góc tới bằng góc khúc xạ.
d. Không có góc khúc xạ.
Câu 8: Có thể kết luận như câu nào dưới đây:
a. ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh thật, nhỏ hơn vật.
b. ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh thật, lớn hơn vật.
c. ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
d. ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh ảo, lớn hơn vật.
Câu 9: Có thể kết luận như câu nào dưới đây:
a. ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật.
b. ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật, lớn hơn vật.
c. ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
d. ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh ảo, lớn hơn vật.
Câu 10: Có thể kết luận như câu nào dưới đây:
a. Người có mắt tốt nhìn rỏ các vật ở xa mắt mà không nhìn rỏ các vật ở gần mắt.
b. Người bị cận thị nhìn rỏ các vật ở xa mắt mà không nhìn rỏ các vật ở gần mắt.
c. Người có mắt tốt nhìn rỏ các vật ở gần mắt mà không nhìn rỏ các vật ở xa mắt.
d. Người bị cận thị nhìn rỏ các vật ở gần mắt mà không nhìn rỏ các vật ở xa mắt.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |