Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy so sánh câu thật trong sách giáo khoa ''mắt các huy hoàng muôn dặm phơi'' để chỉ ra sự khác biệt của hai hình ảnh này

1. câu thơ cuối có bạn chép ''mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi''
Hãy so sánh câu thật trong sách giáo khoa ''mắt các huy hoàng muôn dặm phơi ''để chỉ ra sự khác biệt của hai hình ảnh này
2. bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn và phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4 . Biện pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có điểm j nổi bật
3. trong câu thơ ''vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông'' từ ''đông '' có nghĩa là j? Hãy tìm ít nhất 2 nghĩa của từ ''đông '' và cho ví dụ.Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích ?Tìm 2 ví dụ có sử dụng phép tu từ đó mà em đã học
4. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật trong câu thơ ''cá nhụ ..........đen hang''tìm 1 ví dụ cũng có sử dụng biện pháp tu từ giống như câu thơ trên (trong chương trình đã học)
5. câu thơ ''lướt giữa mây cao với biển bằng''đã vi phạm phương châm hội thoại nào
6. phân biệt hai câu ''câu hát căng buồm cùng gió khơi''và''câu hát căng buồm với gió khơi''
6 trả lời
Hỏi chi tiết
4.319
1
0
physic 2019 Nguyễn
12/08/2018 11:09:55
câu 6:
Câu thơ phần đầu bài là :" Câu hát căng buồm cùng gió khơi ", còn câu thơ phần cuối bài là :" câu hát căng buồm với gió khơi ". Chỉ khác 1 từ "cùng" và "với" nhưng ý nghĩa của hai câu lại khác hẳn nhau:
+ giống ở chỗ đoàn thuyền ra khơi đánh cá đều có gió khơi đồng hành
+ khác ở chỗ câu thơ có từ " cùng " chỉ sự phụ thuộc của đoàn thuỳen với gió khơi nhưng câu thơ có thừ " với " lại chỉ sự ngang hàng, cùng đồng hành.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
physic 2019 Nguyễn
12/08/2018 11:13:27
câu 5 . câu thơ ''lướt giữa mây cao với biển bằng''đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu thơ 'lướt giữa mây cao với biển bằng' đã vi phạm phương châm về chất vì không ai có thể làm như vậy được .Tuy nhiên ,đó lại làm nên cái hay của bài thơ ,làm cho đoạn thơ trở nên thwo mộng ,lãng mạn ,con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước.
0
1
physic 2019 Nguyễn
12/08/2018 11:16:41
Câu 4:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.
*ví dụ có sử dụng biện pháp liệt kê :
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhât để mở, trong ngăn bac đầy những’trầu vàng, cau đâu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bac, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.(…) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (…).
2
1
My
12/08/2018 11:16:49
6. phân biệt hai câu ''câu hát căng buồm cùng gió khơi''và''câu hát căng buồm với gió khơi''
Câu đúng là:"Câu hát căng buồn cùng gió khơi" .Câu hát cùng gió khơi đưa thuyền đi nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng giờ đây không chỉ còn là sức mạnh của gió mà sức mạnh niềm vui con người như được nhân lên vì thuyền đầy cá.Làm cho ta thấy ,dân chài và gió khơi đã trở thành bạn đồng hành tri kỷ.Nếu dùng"Câu hát căng buồn với gió khơi" thì làm cho cậu thơ mất nhịp điệu,đồng thời sẽ mất đi sự gắn bó ấy
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/08/2018 13:45:29
Câu 3:
Từ “đông” có nghĩa là phía đông, biển đông.
- Hai nghĩa khác nhau của từ “đông”
+ Là động từ chỉ trạng thái: đông đúc, nhiều
+ Là động từ chỉ trạng thái: đông cứng
+ Là từ chỉ phương hướng: hướng đông, phía đông
VD: Đằng đông, từng đoàn thuyền đánh cá nối đuôi nhau về bờ.
- Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: chỉ số lượng cá thu được nhiều đến mức làm đầy ắp, trắng xoá mạn thuyền khi ánh nắng chiếu vào thân cá => thành quả lao động. Cảm giác ánh sáng một ngày mới từ đoàn thuyền cá đó thể hiện ánh sáng sự bội thu “Mùa vàng”.
- Ví dụ về hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ.
- VD: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
VD2: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/08/2018 13:51:26
Câu 4:
- Có bao nhà thơ viết về biển, nhưng có lẽ chưa ai có bức tranh biển đẹp như trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Không gian trong lòng biển luôn biến ảo sinh động, nhà thơ hình dung nước biển như những sợi tơ xanh mềm buông rũ. Những con cá thu như con thoi bạc qua lại đi về trong vùng tơ xanh ấy. Rồi nhà thơ lại thấy nước biển sóng sánh vàng như màu trăng. Đàn cá đủ loại bơi lội trong nước trăng vàng. Nhà thơ liệt kê "cá nhụ, cá chim cùng cá đé", chỉ miêu tả hai chi tiết làm cho bức tranh như sống hẳn dậy, có linh hồn: "Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" và "cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe". Con cá song thân dày và dài trên vảy có chấm tròn màu đen và hồng như hình ảnh của một cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng trong đêm. Hình dung ra cả đàn cá song như một đám hội rước đước tưng bừng lấp lánh trên mặt biển, đó là cảnh tượng lộng lẫy và kỳ thú ( Nhà thơ Chế lan Viên cũng đã viết “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về” ) . Tuy nhiên, hình ảnh “ cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” là hình ảnh đẹp nhất .Cái đuôi cá quẫy nước, làm tung lên những giọt nước lóe sáng màu trăng giống như người họa sĩ vẩy ngọn bút tài hoa để lại một vùng bụi trăng lóe sáng trên mặt nước bằng phẳng. Rồi mặt biển như trở lại yên bình, có thể nhìn thấy những bóng sao trong đáy nước.
- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long" là hình ảnh nhân hóa đẹp, tiếng thở của đêm chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng. Những đốm sao lung linh trên mặt nước nâng lên hạ xuống một cách hùng vĩ. Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã cho rằng :” Nhờ câu thơ này, toàn bộ không khí biển khơi lung linh dào dạt sống động và kỳ ảo hẳn lên”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư