LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu tục ngữ trên người xưa muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
401
0
0
❤白猫( shiro neko )❤
15/05/2019 19:48:06
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hope Star
15/05/2019 19:49:34
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.
1
0
KARRY
15/05/2019 19:49:49
Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết từ bao đời nay, truyền thống đó đã làm nên những trang sử vẻ vang trong các chặng đường lịch sử. Vì thế, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, lời nhắn nhủ ấy vang vọng trong câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hình ảnh "nhiễu điều" và "giá gương" luôn đi đôi với nhau là một biểu tượng của sự đoàn kết, chung sức gắn bó, "nhiễu điều" là tấm vải đỏ dùng để che phủ "giá gương". Để cho tấm gương trên giá gỗ được sáng thì tấm vải đỏ này phải hứng chịu bao nhiêu bụi bặm. Tuy thế, "nhiễu điều" phủ trên giá gương thì sẽ tăng thêm cái rực rỡ, nổi bật của mình. "Giá gương" và "nhiễu điều" cùng đặt trên bàn thờ tổ tiên thì sẽ tăng thêm phần trang nghiêm, ấm cúng, nó gợi nhớ hình ảnh thân thương của ông bà mình, nó luôn nhắc nhở con cháu hướng về cội nguồn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tổ tiên.
Từ hình ảnh đó, người xưa muốn nhấn nhủ mọi người trong xã hội phải đoàn kết, thương yêu và gắn bó với nhau, không sống đơn độc một mình như một ốc đảo giữa biển khơi. Chúng ta là người một nước phải xem như một đại gia đình dân tộc Việt Nam. Hơn nữa tổ tiên chúng ta được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ, mang dòng máu Lạc Hồng. Nên các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em, cùng chung máu thịt. Và đặc biệt, chúng ta cùng chung một người Bác: Bác Hồ kính yêu.
Người là cha, là Bác, là anh
Trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
Bởi thế, chúng ta cần phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, chung sức chung lòng để tạo nên sức mạnh trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nếu không có sự đoàn kết thì làm sao chúng ta chiến thắng kẻ thù? Khi đất nước hòa bình, cả nước bắt tay vào xây dựng. Tuy không đối đầu với ngoại xâm nhưng chúng ta cần phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Noi gương người xưa, chúng ta thể hiện được lòng nhân ái.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Chúng ta không thể nào quên hình ảnh thiệt hại của nhân dân miền Trung do những cơn bão lũ hoành hành, nó để lại biết bao nhiêu cảnh màn trời, chiếu đất, đói ăn, thiếu mặc, bệnh tật...Nếu như không có sự thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau thì làm sao nhân dân miền Trung vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra. Thật xúc động với hình ảnh "ủng hộ bão lụt" của cán bộ và nhân dân cả nước, ai cũng thực hiện "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều". Cả nước đều đau nỗi đau mà đồng bào bị nạn đang gánh chịu. Vật chất, tinh thần đều san sẻ, sức người, sức của ủng hộ cho nhau. Nhờ thế, đồng bào bị nạn đã lên khỏi bờ vực thẳm, bắt tay làm lại cuộc đời.
Ngày nay đất nước ta đã được hồi sinh, đời sống nhân dân ta đã được nâng cao hơn. Chúng ta không chỉ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng chung đất nước, cùng chung quốc tịch mà chúng ta cần mở rộng vòng tay bè bạn năm châu hợp tác đoàn kết để cùng nhau phát triển. Mọi người trên thế giới đều phải thương nhau, xích lại gần nhau hơn, cùng nhau chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình.
Tóm lại, bằng những làn điệu ca dao, dân ca rất dễ nhớ, dễ thuộc, người xưa muốn nhắn gửi mọi người phải đoàn kết yêu thương và gắn bó lẫn nhau, cùng nhau "chia bùi xẻ ngọt", "gánh vác khó khăn" để xây dựng một xã hội tốt đẹp, một thế giới hòa bình.
Là người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng em thấm thía lời dạy của cha ông để lại qua ca dao, tục ngữ. Chúng em nguyện sẽ thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, thực hiện tốt lời nhắn nhủ của người xưa về tinh thần đoàn kết. Có đoàn kết thì mới có thành công, đoàn kết để xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết thương yêu nhau để cùng tiến bộ, cùng vững bước vào tương lai tương sáng đang chờ ở ngày mai
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2019 07:37:22
Từ ngàn xưa, nhân dân ta đã khẳng định dân tộc Việt Nam là anh em ruột thịt với nhau, là đồng bào, nghĩa là cùng sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do đó phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy còn biểu hiện trong câu ca dao gợi
cảm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào?
Trước hết, từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm
nhiễu điều bao phủ phía ngoài chiếc giá gương trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước ta. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết “Lá lành đùm lá rách” một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.
Mỗi người Việt Nam dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”. “Người trong một nước” tuy khác nhau về nguồn gốc, hoàn cảnh và điều kiện sống riêng biệt nhưng bên trên những cái khác nhau đó, mọi người vẫn có nhiều cái giống nhau, chung với nhau làm nên tình nghĩa. Chung tổ tông ấy là tình đồng bào. Chung xóm làng, thôn ấp ấy là tình đồng hương. Chung trường học ấy là tình đồng môn. Chung cảnh ngộ ấy là tình đồng cảnh. Chung một mục đích một lí tưởng sống ấy là tình đồng chí. Chung một nghề ấy là tình đồng nghiệp. Chung một nghề ấy là tình đồng nghiệp. Chung một họ hàng là tìnhđồng tông...
Vượt lên trên các khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn hơn, người ta biết thương yêu, đỡ đần đoàn kết nhau. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn được biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật chất lẫn tinh thần.. Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phải cảnh màn trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tình cảm nhiễu điều giá gương. Đặc biệt, mỗi khi đất nước có họa ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ta ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực góp cả sức người, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của cha ông. Các cuộc kháng chiến chống giặc thù xâm lược từ nghìn xưa đến nayđã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta. Tình đất nước nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến, được phát huy thấm đượm hơn lúc nào hết. Có thương yêu nhau người ta mới cảm thấy đau đớn, xót xa trước cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn cảnh ấy, lòng yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy thành cao trào để thể hiện mạnh mẽ bằng hành động cụ thể là góp lòng góp sức dẫn đến chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, nói theo Bác Hồ, đó là một vật báu được gìn giữ truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả không gian và thời gian.
Lúc nào cũng vậy, tình thương yêu đoàn kết giữa người trong một nước ấy không phải chỉ có lời nói đầu môi cuối lưỡi hay chỉ là ước mơ cho nhau được một đời sống vật chất và tinh thần sung túc, ấm no mà phải được biểu lộ ra bằng hành động hay việc làm cụ thể và thiết thực. Chính những hành động hay việc làm thiết thực ấy làm cho tình yêu thương đoàn kết thắm thiết và cao quý hơn bội phần.
Đất nước Việt Nam có ba miền nhưng vẫn là một, cần liên kết gắn bó, giúp đỡ nhau từng bước cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc không hay, nhân dân ở các miền còn lại với tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”sẽ cảm thấy xót xa trong cảnh“máu chảy ruột mềm”, từ đó mở lòng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư