Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa?

1/ Chất thơ trong truyện ngắn lặng lẽ sapa?

2/ Viết một đoạn văn (khoảng 90 chữ) nêu giá trị nộivà nghệ thuật của Truyện Kiều (Nguyễn Du)

3/ Cảm nhận của em về tình cảm gia đình qua các bài thơ Con cò (Chế Lan Viên), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Nói với con (Y Phương).

4/ Jack thân mến, tôi cũng cómột đứa con gái. Cháu chỉ mới sáu tuổi, khi bị một chiếc xe hơi làm nó ra đi mãi mãi. Một cái chết rất thê thảm. Anh cũng đoán ra rồi đó 
- một chiếc xe chạy quá tốc độ quy định. Chỉ với một khoản tiền phạt và mấy tháng tù, người lái xe đó được tự do. Tự do để ôm chầm đứa con gái ông ta, ôm chầm cả ba
đứa con củaông ta.
Nhưng tôi, tôi chỉ có một đứa con gái duy nhất. tôi phải đợi đến khi nào lên thiên đường mới gặp lại đứa con gái bé bỏng, xinh đẹp của mình, để được ôm nó vào lòng; dù chỉ một lần thôi, được nhìn nụ cười ngây thơ của nó, được nghe những lời nũng nịu...” 

Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn để trình bày suy nghĩ về sự việc, hiện tượng được nói đến trong đoạn trích trên.

5/ Câu chuyện của hai hạt mầm
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
(THẢO NGUYÊN, Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành)
Suy nghĩ của anh (chị) về  vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên?
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.281
12
0
Trần Thị Huyền Trang
11/12/2017 15:13:45
1/ Chất thơ trong truyện ngắn LẶNG LẼ SAPA
Thiên nhiên đã làm nên chất thơ cho tác phẩm. Chất thơ toát lên từthiên nhiên thơ mộng và đẹp một cách kỳlạ, từ vẻ đẹp của những con người đang lặng lẽngày đêm cống hiến sức lực và trí tuệcho đất nước."  Trong  cái  lặng  im  của SaPa, dưới  những  dinh  thự cũ kỹ của  SaPa,  SaPa  mà  chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Thiên nhiên nhiều lần xuất hiện và luôn luôn diễm lệ, conngười cũng xuất hiện thoáng qua rồi lại khuất lấp sau bạt ngàn SaPa . Nhưng tất cảđều đẹp. Có lẽtác giảmuốn gieo cảm thức vềvẻđẹp con người trên cái tiềm thức sẵn có của độc giảvềthiên nhiên. Từđó cho ta ấn tượng đẹp vềđất và người nơi đây-nơi SaPa lặng lẽ.Vẻđẹp thiên nhiên đầy sựđộc đáo , cá tính của Sa Pa .Bức tranh tràn đầy sương đầy mây  những sản vật là  chỉcủa riêng Sa Pa , tươi sáng rực rỡsắc màu tràn đầy  sức sông nhưng vẫn mơ màng lung linh huyền ảo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
11/12/2017 15:14:27
1
thiên nhiên đã làm nên chất thơ cho tác phẩm. Chất thơ toát lên từ thiên nhiên thơ mộng và đẹp một cách kỳ lạ, từ vẻ đẹp của những con người đang lặng lẽ ngày đêm cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước.

" Trong cái lặng im của SaPa, dưới những dinh thự cũ kỹ của SaPa, SaPa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Thiên nhiên nhiều lần xuất hiện và luôn luôn diễm lệ, con người cũng xuất hiện thoáng qua rồi lại khuất lấp sau bạt ngàn SaPa . Nhưng tất cả đều đẹp. Có lẽ tác giả muốn gieo cảm thức về vẻ đẹp con người trên cái tiềm thức sẵn có của độc giả về thiên nhiên. Từ đó cho ta ấn tượng đẹp về đất và người nơi đây- nơi SaPa lặng lẽ.

vẻ đẹp thiên nhiên đầy sự độc đáo , cá tính của Sa Pa .Bức tranh tràn đầy sương đầy mây những sản vật là chỉ của riêng Sa Pa , tươi sáng rực rỡ sắc màu tràn đầy sức sông nhưng vẫn mơ màng lung linh huyền ảo .Vẻ đẹp đó đc thực hiện =nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đầy sự đặc sắc của tác giả .Sự cảm nhận đó vừa thể hiện đc những rung cảm tinh tế , vừa bộc lộ tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả
Khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa tác giả làm nổi bật giữa thiên nhiên và con người , Sa Pa đẹp ko chỉ vì bản thân nó lãng mãn , thơ mộng mà trong lòng nó còn chứa đầy vẻ đẹp cuộc sông , vẻ đẹp của những người lao động âm thầm lặng lẽ , cống hiến.Tự họ tảo sáng chứ ko phải mọi người bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa

Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" như một bài thơ giàu chất trữ tình. Chất trữ tình đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

* Chất trữ tình của truyện:

-Tạo nên từ những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng ở Sa Pa.
-Vẽ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ mà đầy sức sống không hề cô đơn.
-Từ cuộc gặp gỡ tình cờ của 3 nhân vật mà để lại nhiều dư vị, trong những suy nghĩ về con người, về cuộc sống về nghệ thuật của các nhân vật.
Tất cả tạo nên chất thơ bàng bạc của thiên truyện, ngọt ngào, sâu lắng đầy dư âm.
3
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
11/12/2017 15:14:56

Giá trị nội dung thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo.

Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Gia đình nhà Vương Ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Sau cái cớ ấy bọn sai nha tiến vào nhà Kiều cướp phá đánh đập, chúng đã được một lũ quan lại dung túng, bảo hộ, giật dây. Kẻ cầm đầu lũ vô lại đấy đã thẳng thắn đòi: “Có ba trăm lạng, việc này mới xong”. Tên quan xử kiện vụ án của Kiều được Nguyễn Du đặc tả: “Trông lên mặt sắt đen sì”. Hồ Tôn Hiến, tên quan lớn nhất trong Truyện Kiều, đại diện cho triều đình phong kiến với tư cách là một Tổng đốc trọng thần nhưng lại “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Sức mạnh của đồng tiền khi nó nằm trong tay kẻ xấu thật kinh khủng, đồng tiền đã thành một thế lực vạn năng chi phối mọi hoạt động, làm băng hoại lương tâm, nhân phẩm của con người. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết về đồng tiền trong Truyện Kiều: “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông, Tú Bà, Mã Giám Sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người, Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm, Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác, cả một xã hội chạy theo đồng tiền”. Cuộc đời đầy nước mắt của người con gái tài sắc Thuý Kiều cũng bắt đầu từ chính sức mạnh và sự bất nhân của đồng tiền.

Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính, về ngoại hình, ta thấy Thuý Vân là một thiếu nữ đoan trang phúc hậu, Thuý Kiều đẹp thuộc diện “sắc trung chi thánh”- quá ư là hơn người, hơn đời, Kim Trọng mang vẻ đẹp của một văn nhân thư sinh, Từ Hải đẹp kiểu người anh hùng: vai năm tấc rộng thân mười thước cao. về phẩm chất Thuý Vân là một cô gái ngoan. Kim Trọng - một chàng trai chung tình. Thuý Kiều tài năng (Cầm, kì, thi, hoạ) - một người conhiếu thảo, giàu đức hy sinh, người yêu chung thuỷ. Tình yêu Kim Kiều - Tinh yêu hồn nhiên trong trắng, nó vượt sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong thời điểm chế độ phong kiến suy tàn.

Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiểu trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lăng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, bị rơi vào cảnh giết chồng, kết thúc là phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, xã hội ấy làm cho người lương thiện phải tìm đến cái chết. Còn khát vọng tự do và công lý được ông gửi gắm qua nhân vật Từ Hải và màn báo ân báo oán.

Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.

Mặt khác, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể khắc sâu trong lòng nhân dân như vậy còn ở giá trị nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong nghệ thuật tự sự, miêu tả nhân vật, tả cảnh, sử dụng ngôn từ... hay nói đúng hơn là giá trị nghệ thuật của tác phẩm, về ngôn ngữ: Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp. về nghệ thuật tự sự, thành công của Truyện Kiều trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhàn vật, nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình.

Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đút ruột. Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” chính là đã khái quát rất tuyệt vời về giá trị của Truyện Kiều trên mọi phương diện.

Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc.

3
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
11/12/2017 15:15:32
3
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị – Thiên, hát trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ.

Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà-ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, lưng để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt, Mẹ Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, em với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, những mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến”.

Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời. Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.

Đúng là đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là "con cò", "con vạc", thế nhưng ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bằng lời ru dịu dàng, nồng ấm. Điệp từ "con cò" được nhắc đi, nhắc lại ở câu bốn đến câu tám của khổ thơ đầu như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng. Người đọc cảm nhận được trong thơ có nhạc. Nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể, tả của mẹ về hình ảnh cò trong dân gian cho con nghe. Hình ảnh "con cò bay la,..... bay lả", từ "cổng phủ" cho đến "Đồng Đăng" miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương, trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam. Hình ảnh cò "xa tổ", cò "ăn đêm", sợ gặp "cành mềm", sợ bị "xáo măng" gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ phía trước. Phải chăng, tác giả muốn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con âm thầm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Mặc dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời. Nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, mẹ muốn con hãy yên tâm trước cuộc đời, vì đã có mẹ chở che trong câu: "sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân". Đọc đến đây, ta cảm động trước tình mẹ bao la, sâu sắc, vỗ về, chở che ta từ khi còn tấm bé. Để rồi, khi ta từng bước trưởng thành, vẫn có mẹ bên cạnh xẻ chia

Người mẹ trong thi ca từ sau cách mạng tháng Tám luôn là hình tượng trung tâm, có sự phát triển về tầm vóc và chiều sâu tình cảm tư tưởng, hài hoà riêng chung. Từ những người mẹ trong thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp như bà Bầm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc đến người mẹ trong Con Cò và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, chúng ta đã từng được cảm nhận sự gắn kết giữa người mẹ với cách mạng và kháng chiến. Đến thời kì kháng chiến chống Mĩ, với tính chất quyết liệt gian khổ, chúng ta từng gặp những vẻ đẹp như hình tượng người mẹ đào hầm giấu hàng sư đoàn dưới đất ở Đất quê ta mênh mông của nhà thơ Dương Hương Ly. Có thể nói hình tượng người mẹ trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự kế thừa tốt đẹp những đặc trưng người mẹ quê hương – người mẹ chiến sĩ, tập trung những cảm xúc trong trẻo nhất của nhà thơ, gợi về vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào dân tộc theo kháng chiến.

Không phải ngẫu nhiên khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sĩ Trần Hoàn đã đặt lại tựa đề là Lời ru trên nương, bởi lẽ chính những lời ru đã làm thành cấu tứ của bài thơ, dẫn dắt ta vào một thế giới mang đậm bản sắc riêng của người Tà-ôi. Bài thơ như là minh chứng của tấm lòng đồng bào dân tộc một lòng tin theo Đảng, , thương con thương bộ đội, thương yêu núi rừng nương rẫy làng bản, thương đất nước. Tình thương thành điệp khúc xuyên suốt theo nhịp chày của mẹ :

Và chúng ta hảy luôn nhớ
Con vững vàng vì con biết mỗi khi mỏi mệt hay cần một nơi trú ẩn, mẹ luôn là bến bờ bình yên của con - cánh cửa không bao giờ khóa.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
11/12/2017 15:16:31
5

Tôi có một câu hỏi khá thú vị: nếu mỗi người trong chúng ta là một hạt giống, vậy đâu là lúc ta thực sự nảy mầm? Có phải khi vừa chào đời không? Theo tôi là không. Giây phút thiêng liêng đó chỉ thực sự bắt đầu khi ta bắt rễ vào cuộc sống dung nạp nguồn dinh dưỡng và tìm cho mình con đường vươn lên. Nếu bạn còn bối rối, “Câu chuyện của hai hạt mầm” sẽ dạy mỗi người chúng ta về… cách nảy mầm!

Truyện kể về cuộc đời của hai hạt mầm “nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ”. Hạt mầm thứ nhất mang trong mình khát vọng được “bén rễ sâu vào lòng đất”, nó háo hức muốn lột xác để nhanh chóng cảm nhận cuộc sống rực rỡ sắc màu. Thế là hạt mầm ấy mọc lên! Hạt mầm thứ hai hoàn toàn ngược lại, sự sỡ hãi làm nó chỉ muốn sống mãi trong lớp vỏ màu xanh, không muốn trưởng thành. Đối với nó, cuộc sống đầy rẫy những bất trắc, khó khăn. Và vì ngoan cố không chịu nảy mầm, cuối cùng nó bị một con gà “mổ đi ngay lập tức”. Câu chuyện khép lại với nhiều nụ cười ý vị. Chắc rằng tất cả chúng ta đều ca ngợi hạt giống thứ nhất vì lòng dũng cảm và mỉa mai hạt còn lại vì đã sống đớn hèn. Thế nhưng, thử một phút lắng lòng và đặt mình vào “mảnh đất màu mỡ ấy”, liệu ta sẽ trở thành hạt mầm nào? Liệu ta có dám dũng cảm vươn tới “sự ấm áp của mặt trời” hay lo sợ rằng “không biết sẽ gặp phải điều gì nơi tối tăm đó”? Câu trả lời dành cho mỗi chúng ta, nhưng bản thân câu chuyện chính là bài học tuyệt với về lòng dũng cảm – chìa khóa của sự thành công.

Lòng dũng cảm – Cội rễ của mọi nguồn sức mạnh!

Từ bé, hẳn rằng ai cũng dược cha mẹ bảo ban dạy dỗ, rằng dũng cảm là không sợ hãi bất cứ điều gì, là sống anh dũng, hiên ngang, là “phải có danh gì với núi sông”. Tóm lại, dũng cảm là dám sống! Sống có ý nghĩa, sống có mục đích, có ước mơ, chứ không phải sống vật vờ nhờ oxi, sống thụ động như các loài sinh vật khác. Có rất nhiều người đã trở thành những hạt mầm vươn cao tới ánh sáng nhờ biết sống, dám sống! Như một nữ văn hào người Mĩ, từng nổi tiếng với câu nói “Tôi đã khóc khi không có giày để mang, cho tới khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày” – là một người tàn tật. Nhưng vượt lên tất cả, bà đã dùng tài năng chứng minh cho cả thế giới thấy khiếm khuyết thân thể không làm bà gục ngã. Người phụ nữ ấy đã dũng cảm sống phần đời của mình, dũng cảm chấp nhận định mệnh nghiệt ngã để biến nó thành động lực mạnh mẽ khôn cùng. Như vậy, dũng cảm còn là dám ước mơ. Hạt mầm thứ nhất trong câu chuyện dũ chưa hề đâm rễ xuống mặt đất cứng, dù chưa “nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân”, dù chưa “cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá”, vẫn cứ hình dung cuộc sống thật nên thơ và tươi đẹp! Đó là gì nếu không phải là ước mơ, không phải là niềm tin vào tương lai phía trước? Chính ước mó là nguồn gốc, là nơi nâng giấc mơ cho những tài năng trở thành hiện thực. Có ước mơ, ta chưa hẳn đã có điều mình muốn nhưng chắc chắn một điều rằng, ta sẽ chẳng có gì nếu thiếu ước mơ! Đã là ước mơ thì phải đẹp, phải cao cả, phải xứng đáng để ta phần đấu trọn đời. Người ta vẫn thường nói, giấc mơ miễn phí, vì vậy, đừng hà tiện cho bản thân được sống trong những giấc mơ đẹp nhất. Nhưng điều quan trọng, là phải có dũng cảm biến ước mơ trở thành sự thật. Phải phấn đấu không ngừng để rồi sẽ có ngày: “Và hạt mầm mọc lên!”. Phần thưởng của lòng dũng cảm?

Không chỉ có thế, dũng cảm còn là dám nhìn lại chính mình. Bởi con người dẫu sao vẫn chỉ là một sinh vật bất toàn, một vòng tròn chưa hoàn hảo. Người dũng cảm là người dám nhìn thấy những khuyết điểm, những méo mó của bản thân để từng ngày hoàn thiện. Ai dám bảo dũng cảm thì không có lúc yếu đuối? Không có những chông chênh? Không có những yếu lòng? Nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp con người đứng vững, giữ con người không bước qua khỏi ranh giới Thiện – Ác. Chính vì lẽ ấy, sức mạnh của con người để sống giữa cuộc đời này chính là sở hữu lòng dũng cảm.

Sự hèn nhát – Khắc tinh của cuộc sống!

Hèn nhát là kẻ thù số một nếu ta có ý định sống tốt, sống có ý nghĩa. Bởi nó sẽ “giúp” chúng ta đóng mọi cánh cửa vào đời. Kẻ hèn nhát là kẻ đầu môi luôn chực chờ hai chữ “Tôi sợ…”. Như hạt mầm thứ hai kia, chưa hề bắt rễ vào đất mẹ, nó đã sợ hãi, đã hoang mang với những điều không hay dẫu chỉ trong tưởng tượng. Mặc dù thật thà thú nhận rằng, nó “không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm xa xôi đó”, nhưng nó vẫn không đủ can đảm sống cuộc đời khác. Mỗi chúng ta, nếu cứ sống hèn nhát, sống mãi với những lắng lo tủn mủn, cơ hội sẽ đi qua lúc nào không hay biết. Một cuộc sống tươi đẹp, một tình yêu hạnh phúc, một con người toàn thiện…là những điều không bao giờ xuất hiện trong đời một kẻ hèn nhát. Họ giống như hạt mầm đáng thương kia, chỉ biết “nằm im và chờ đợi”. Xã hội ta ngày nay dù ngày càng năng động, văn minh, vẫn không hề thiếu những người như thế. Họ là ai? Gần ta nhất là những cậu ấm cô chiêu đã quen với sự bảo bọc của cha mẹ, gia đình. Họ sợ vào đời vì sợ gặp hiểm nguy, bất trắc, cam chịu sống trong vòng tròn an toàn giả tạo của riêng mình. Tôi nhớ đến câu nói của hạt mầm: “Tôi nên nằm đây cho đến khi cảm thấy thật sự an toàn đã”. Thật nực cười, nếu đã hèn nhát, đã sợ hãi, thì biết đén khi nào mới là lúc “thật sự an toàn”? Chẳng bao giờ cả! Chính vì vậy, hèn nhát là người bạn vô cùng thân thiết của Tiếc Nuối, của Giá Như,… Không dám sống, đến khi nhắm mắt xuôi tay mới ân hận vì đã phí hoài cuộc đời duy nhất. Không dám cống hiến, đến cuối cùng mới tiếc nuối không ai nhận ra tài năng. Không dám yêu thương, đến cuối cùng mới nhận ra mình chưa từng hạnh phúc… Đập và xây – cái nào dễ hơn những tưởng ai cũng rõ. Vậy mà dũng cảm và hèn nhát – đã không ít kẻ chọn lối sống thứ hai. Để rồi một ngày nọ bị “một chú gà đi loanh quanh mổ ngay lập tức”…

Câu chuyện là bài học thâm thúy và đầy ý nghĩa về thái độ sống của con người. Ai đó đã nói “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, nên nếu ta dám dũng cảm sống, dám ước mơ và nảy mầm, ta sẽ được cuộc đời đón nhận. Nhược bằng ta trung thành với lối sống an toàn, hèn nhát, sợ hãi, sớm muộn ta cũng trở nên vô dụng, bị đào thải không thương tiếc. Mặt khác, câu chuyện còn là một lời nhắc nhở, cảnh tình rằng: cơ hội không đến hai lần. Hóa công ban cho chúng ta sự sống chính là thứ cơ hội thiêng liêng, cao quí bậc nhất. Ta không nên để nó vụt qua chóng vánh, vô nghĩa. Có khó gì đâu, mỗi ngày nếu biết soi lại tâm hồn mình một chút, mạnh mẽ hơn một chút, sống đẹp hơn một chút, là ta đã tôi luyện cho mình lòng dũng cảm – đức tính cần thiết để sống giữa đời. Với riêng tôi, câu chuyện còn nhắc đến một ranh giới mong manh giữa sự Hèn Nhát và Cân Nhắc. Hạt mầm thứ hai không phải không có lí khi lo sợ, nhưng nếu nó chỉ dừng lại ở sự cân nhắc, và vẫn dũng cảm vươn mình, có lẽ kết cục đáng tiếc đã không bao giờ xảy ra. Hình ảnh chú gà cuối truyện lại chính là tượng trưng cho qui luật đào thải của cuộc sống: những kẻ lãng phí cơ hội sống mà Thượng Đế ban cho, những kẻ hèn nhát, ỷ lại, lười biếng, rồi sẽ nhận được số không tròn trĩnh…

Người ta vẫn thường nói:” Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”, nhưng bao nhiêu dũng cảm là đủ để bắt đầu cuộc sống nảy mầm?

1
0
Trần Thị Huyền Trang
11/12/2017 15:18:16
5/

Tôi có một câu hỏi khá thú vị: nếu mỗi người trong chúng ta là một hạt giống, vậy đâu là lúc ta thực sự nảy mầm? Có phải khi vừa chào đời không? Theo tôi là không. Giây phút thiêng liêng đó chỉ thực sự bắt đầu khi ta bắt rễ vào cuộc sống dung nạp nguồn dinh dưỡng và tìm cho mình con đường vươn lên. Nếu bạn còn bối rối, “Câu chuyện của hai hạt mầm” sẽ dạy mỗi người chúng ta về… cách nảy mầm!

Truyện kể về cuộc đời của hai hạt mầm “nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ”. Hạt mầm thứ nhất mang trong mình khát vọng được “bén rễ sâu vào lòng đất”, nó háo hức muốn lột xác để nhanh chóng cảm nhận cuộc sống rực rỡ sắc màu. Thế là hạt mầm ấy mọc lên! Hạt mầm thứ hai hoàn toàn ngược lại, sự sỡ hãi làm nó chỉ muốn sống mãi trong lớp vỏ màu xanh, không muốn trưởng thành. Đối với nó, cuộc sống đầy rẫy những bất trắc, khó khăn. Và vì ngoan cố không chịu nảy mầm, cuối cùng nó bị một con gà “mổ đi ngay lập tức”. Câu chuyện khép lại với nhiều nụ cười ý vị. Chắc rằng tất cả chúng ta đều ca ngợi hạt giống thứ nhất vì lòng dũng cảm và mỉa mai hạt còn lại vì đã sống đớn hèn. Thế nhưng, thử một phút lắng lòng và đặt mình vào “mảnh đất màu mỡ ấy”, liệu ta sẽ trở thành hạt mầm nào? Liệu ta có dám dũng cảm vươn tới “sự ấm áp của mặt trời” hay lo sợ rằng “không biết sẽ gặp phải điều gì nơi tối tăm đó”? Câu trả lời dành cho mỗi chúng ta, nhưng bản thân câu chuyện chính là bài học tuyệt với về lòng dũng cảm – chìa khóa của sự thành công.

Lòng dũng cảm – Cội rễ của mọi nguồn sức mạnh!

Từ bé, hẳn rằng ai cũng dược cha mẹ bảo ban dạy dỗ, rằng dũng cảm là không sợ hãi bất cứ điều gì, là sống anh dũng, hiên ngang, là “phải có danh gì với núi sông”. Tóm lại, dũng cảm là dám sống! Sống có ý nghĩa, sống có mục đích, có ước mơ, chứ không phải sống vật vờ nhờ oxi, sống thụ động như các loài sinh vật khác. Có rất nhiều người đã trở thành những hạt mầm vươn cao tới ánh sáng nhờ biết sống, dám sống! Như một nữ văn hào người Mĩ, từng nổi tiếng với câu nói “Tôi đã khóc khi không có giày để mang, cho tới khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày” – là một người tàn tật. Nhưng vượt lên tất cả, bà đã dùng tài năng chứng minh cho cả thế giới thấy khiếm khuyết thân thể không làm bà gục ngã. Người phụ nữ ấy đã dũng cảm sống phần đời của mình, dũng cảm chấp nhận định mệnh nghiệt ngã để biến nó thành động lực mạnh mẽ khôn cùng. Như vậy, dũng cảm còn là dám ước mơ. Hạt mầm thứ nhất trong câu chuyện dũ chưa hề đâm rễ xuống mặt đất cứng, dù chưa “nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân”, dù chưa “cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá”, vẫn cứ hình dung cuộc sống thật nên thơ và tươi đẹp! Đó là gì nếu không phải là ước mơ, không phải là niềm tin vào tương lai phía trước? Chính ước mó là nguồn gốc, là nơi nâng giấc mơ cho những tài năng trở thành hiện thực. Có ước mơ, ta chưa hẳn đã có điều mình muốn nhưng chắc chắn một điều rằng, ta sẽ chẳng có gì nếu thiếu ước mơ! Đã là ước mơ thì phải đẹp, phải cao cả, phải xứng đáng để ta phần đấu trọn đời. Người ta vẫn thường nói, giấc mơ miễn phí, vì vậy, đừng hà tiện cho bản thân được sống trong những giấc mơ đẹp nhất. Nhưng điều quan trọng, là phải có dũng cảm biến ước mơ trở thành sự thật. Phải phấn đấu không ngừng để rồi sẽ có ngày: “Và hạt mầm mọc lên!”. Phần thưởng của lòng dũng cảm?

Không chỉ có thế, dũng cảm còn là dám nhìn lại chính mình. Bởi con người dẫu sao vẫn chỉ là một sinh vật bất toàn, một vòng tròn chưa hoàn hảo. Người dũng cảm là người dám nhìn thấy những khuyết điểm, những méo mó của bản thân để từng ngày hoàn thiện. Ai dám bảo dũng cảm thì không có lúc yếu đuối? Không có những chông chênh? Không có những yếu lòng? Nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp con người đứng vững, giữ con người không bước qua khỏi ranh giới Thiện – Ác. Chính vì lẽ ấy, sức mạnh của con người để sống giữa cuộc đời này chính là sở hữu lòng dũng cảm.

Sự hèn nhát – Khắc tinh của cuộc sống!

Hèn nhát là kẻ thù số một nếu ta có ý định sống tốt, sống có ý nghĩa. Bởi nó sẽ “giúp” chúng ta đóng mọi cánh cửa vào đời. Kẻ hèn nhát là kẻ đầu môi luôn chực chờ hai chữ “Tôi sợ…”. Như hạt mầm thứ hai kia, chưa hề bắt rễ vào đất mẹ, nó đã sợ hãi, đã hoang mang với những điều không hay dẫu chỉ trong tưởng tượng. Mặc dù thật thà thú nhận rằng, nó “không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm xa xôi đó”, nhưng nó vẫn không đủ can đảm sống cuộc đời khác. Mỗi chúng ta, nếu cứ sống hèn nhát, sống mãi với những lắng lo tủn mủn, cơ hội sẽ đi qua lúc nào không hay biết. Một cuộc sống tươi đẹp, một tình yêu hạnh phúc, một con người toàn thiện…là những điều không bao giờ xuất hiện trong đời một kẻ hèn nhát. Họ giống như hạt mầm đáng thương kia, chỉ biết “nằm im và chờ đợi”. Xã hội ta ngày nay dù ngày càng năng động, văn minh, vẫn không hề thiếu những người như thế. Họ là ai? Gần ta nhất là những cậu ấm cô chiêu đã quen với sự bảo bọc của cha mẹ, gia đình. Họ sợ vào đời vì sợ gặp hiểm nguy, bất trắc, cam chịu sống trong vòng tròn an toàn giả tạo của riêng mình. Tôi nhớ đến câu nói của hạt mầm: “Tôi nên nằm đây cho đến khi cảm thấy thật sự an toàn đã”. Thật nực cười, nếu đã hèn nhát, đã sợ hãi, thì biết đén khi nào mới là lúc “thật sự an toàn”? Chẳng bao giờ cả! Chính vì vậy, hèn nhát là người bạn vô cùng thân thiết của Tiếc Nuối, của Giá Như,… Không dám sống, đến khi nhắm mắt xuôi tay mới ân hận vì đã phí hoài cuộc đời duy nhất. Không dám cống hiến, đến cuối cùng mới tiếc nuối không ai nhận ra tài năng. Không dám yêu thương, đến cuối cùng mới nhận ra mình chưa từng hạnh phúc… Đập và xây – cái nào dễ hơn những tưởng ai cũng rõ. Vậy mà dũng cảm và hèn nhát – đã không ít kẻ chọn lối sống thứ hai. Để rồi một ngày nọ bị “một chú gà đi loanh quanh mổ ngay lập tức”…

Câu chuyện là bài học thâm thúy và đầy ý nghĩa về thái độ sống của con người. Ai đó đã nói “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, nên nếu ta dám dũng cảm sống, dám ước mơ và nảy mầm, ta sẽ được cuộc đời đón nhận. Nhược bằng ta trung thành với lối sống an toàn, hèn nhát, sợ hãi, sớm muộn ta cũng trở nên vô dụng, bị đào thải không thương tiếc. Mặt khác, câu chuyện còn là một lời nhắc nhở, cảnh tình rằng: cơ hội không đến hai lần. Hóa công ban cho chúng ta sự sống chính là thứ cơ hội thiêng liêng, cao quí bậc nhất. Ta không nên để nó vụt qua chóng vánh, vô nghĩa. Có khó gì đâu, mỗi ngày nếu biết soi lại tâm hồn mình một chút, mạnh mẽ hơn một chút, sống đẹp hơn một chút, là ta đã tôi luyện cho mình lòng dũng cảm – đức tính cần thiết để sống giữa đời. Với riêng tôi, câu chuyện còn nhắc đến một ranh giới mong manh giữa sự Hèn Nhát và Cân Nhắc. Hạt mầm thứ hai không phải không có lí khi lo sợ, nhưng nếu nó chỉ dừng lại ở sự cân nhắc, và vẫn dũng cảm vươn mình, có lẽ kết cục đáng tiếc đã không bao giờ xảy ra. Hình ảnh chú gà cuối truyện lại chính là tượng trưng cho qui luật đào thải của cuộc sống: những kẻ lãng phí cơ hội sống mà Thượng Đế ban cho, những kẻ hèn nhát, ỷ lại, lười biếng, rồi sẽ nhận được số không tròn trĩnh…

Người ta vẫn thường nói:” Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”, nhưng bao nhiêu dũng cảm là đủ để bắt đầu cuộc sống nảy mầm?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×