Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chép đoạn từ phút 30 đến hết của video Bạo lực học đường

Làm ơn chép cho mình đoạn từ phút 30.00 đến hết, giống như chép kịch bản ấy



Thanks all!!!
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
783
1
0
Ni Lin
10/01/2021 08:50:15
+5đ tặng
Làm thế nào để kiểm soát các hành vi bạo lực của học sinh, trẻ vị thành niên? Những biện pháp cấp bách để giám sát và ngăn chặn kịp thời những tổn thương, thậm chí nguy hiểm tính mạng xảy ra cho các nạn nhân bạo lực trong môi trường học đường? 

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nữ sinh lớp 10 thuộc Trung tâm giáo dục thường xuyên ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bị bạn đánh hội đồng và lột quần áo trong lớp trước sự chứng kiến của cả học sinh nam và nữ, mà không ai can ngăn.

Tại các địa phương khác cũng từng xảy ra nhiều vụ việc tương tự mà căn nguyên xuất phát từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt.

Vậy, làm thế nào để kiểm soát các hành vi bạo lực của học sinh, trẻ vị thành niên? Những biện pháp cấp bách để giám sát và ngăn chặn kịp thời những tổn thương, thậm chí nguy hiểm tính mạng xảy ra cho các nạn nhân bạo lực trong môi trường học đường? 

Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong ngành giáo dục. Những tốp học sinh, gồm cả nam lẫn nữ lao vào các cuộc ẩu đả với muôn vàn lý do. Xinh hơn là bị đánh, ngứa mắt đánh, ghen tuông đánh, hay đôi khi chỉ đơn giản là… thích thì đánh.

Nghiêm trọng hơn, không những không can ngăn, hoặc không dám can ngăn, nhiều học sinh còn vào hùa, cổ vũ để những cái đầu nóng tiếp tục bùng nổ cơn giận, trút hết đòn thù vào nạn nhân.

Chịu đau đã đành, những cô/cậu bé học trò còn chịu tiếp cú sốc tâm lý khi video, hình ảnh bị đánh, bị lột quần áo, bị hành hạ chỗ kín được tung lên mạng công khai.

Sự leo thang của bạo lực, có đôi lúc, chỉ chịu chấm dứt khi nạn nhân không chịu nổi áp lực, chọn cách giải quyết tiêu cực và bế tắc…

Một số thính giả bày tỏ bức xúc về những vụ việc học sinh bắt nạt, hành hạ nhau theo cách dã man:

“Bộ máy lãnh đạo trường đó phải xem lại nếu ai có liên quan phải kiểm điểm, đặt ngược lại câu hỏi nếu đó là con của các giáo viên, lãnh đạo nhà trường thì các vị sẽ xử lý như thế nào”.

“Trong lớp trong trường bị đánh thế mà không ai biết gì cả, không hiểu nhà trường lúc đó đừng ở vị trí nào”.

“Việc nhà trường và gia đình không thể kiểm soát hết được, em nghĩ bạo lực học đường sẽ càng ngày càng gia tăng. Em mong muốn nhà trường hãy giáo dục cho các em ra ngoài cuộc sống nên biết hành xử như thế nào để không bị mắc phải việc như đánh nhau hay các mâu thuẫn ở ngoài đường”.

Chị Nguyễn Phương Thảo, một giáo viên ở Hà Nội thừa nhận, trong chương trình giảng dạy hiện nay, có môn giáo dục công dân định hướng và tư vấn tâm lý cho học sinh.

Tuy nhiên, phần lớn trường chỉ dạy lý thuyết và chưa có môi trường để các em thực hành. Hệ quả, học sinh chưa được học cách bảo vệ tiếng nói của mình, cơ thể của mình, cũng chưa được cách tự vệ trước vấn đề bắt nạt từ bạn học.

“Tôi thiết nghĩ nhà trường nên có tổ tư vấn tâm lý, đó là nơi các em có thể tìm đến với các chuyên gia tâm lý có thể đưa ra cho các em lời khuyên và đặc biệt các em cần có môi trường, đào tạo, hướng dẫn tỉ mỉ, liên tục để các em có thể nắm được mình đang ở vị trí nào, trong tình trạng nào, mình có cần sự giúp đỡ không, hoặc là nếu mình không có sự giúp đỡ mình sẽ giải quyết nó như thế nào”.

Trong khi đó, sự bao quát từ phía nhà trường, những cơ chế để ngăn ngừa leo thang bạo lực từ các mâu thuẫn giữa học sinh với nhau ngay lại trường, lớp hiện vẫn chưa quá rõ ràng.

Ngành y tế đã có phong trào rất mạnh mẽ và có hiệu quả, nhận được sự đồng thuận của cả xã hội nhằm đẩy lùi bạo lực khỏi các khoa, phòng cấp cứu, khám chữa bệnh. Ở đó, hệ thống camera giám sát, bảo vệ nội bộ và chính các y bác sĩ cũng được huấn luyện cách để tự vệ, làm gì khi bị bắt nạt, bị gây hấn.

Ngành giáo dục cũng rất cần một phong trào tương tự. Các bậc phụ huynh mong chờ những động thái quyết liệt hơn để đẩy lùi bằng được “bóng ma” bạo lực học đường.  

 

Theo các chuyên gia giáo dục, bạo lực học đường xuất phát từ một số nguyên nhân chính. Thứ nhất là từ chính các em học sinh, bởi từ 12 đến 17 tuổi là lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý, muốn thể hiện cái tôi rất lớn nhưng không biết cách.

Khi tâm lý không ổn định, cảm xúc chưa cân bằng, chỉ cầnbị tác động, kích thích rất nhỏ là sẽ có những hành động nóng vội, không chuẩn mực, có thể gây tổn thương về mặt thể xác, tinh thần đối với những người xung quanh.

Đáng nói hơn là trong môi trường mạng hiện nay, những hình ảnh, video về bạo lực xuất hiện nhan nhản, với những lời bình luận hùa theo kiểu “đáng bị đánh”“đáng bị trừng phạt”, càng khiến cho các em tưởng nhầm rằng đó là cách hành xử đúng, hay ho. Bà Vũ Thu Hà, chuyên gia tâm lý cho rằng, đây là vấn đề rất nguy hiểm:

“Nó tạo ra một làn sóng và nó ảnh hưởng tới rất nhiều đứa trẻ khác, học theo những bài học đó. Có những đứa trẻ bị sự bắt nạt, các em rất là đau đớn, tổn thương và ảnh hưởng không chỉ một vài năm mà ảnh hưởng lâu dài, thậm chí đến cả cuộc đời của các em sau này. Tác động đến công việc của các em, đến hạnh phúc gia đình các em sau này. Bản thân tinh thần các em luôn luôn có sự bất ổn”.

Theo bà Hà, người lớn cần có sự can thiệp từ nhiều khía cạnh để chấm dứt vấn đề bạo lực học đường. Chỉ khi các giải pháp đồng bộ được tiến hành thì tình trạng bạo lực học đường mới được giải quyết.

“Ngoài việc dạy các con về kiến thức, về ứng xử thì chúng ta cần dạy các con về cách vượt qua những cái lỗi của mình như thế nào, nhận lỗi như thế nào. Chúng ta cũng cần có những giáo viên thực sự dũng cảm, để chúng ta không né tránh, đối mặt để giải quyết”.

Trong khi đó, PGS.TS Trần Thu Hương, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, nêu quan điểm: phía gia đình cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của lứa tuổi mới lớn.

“Những đứa trẻ có tính bạo lực nhiều trong hành vi thì là những đứa trẻ bị bố mẹ kiểm soát chặt, đặc biệt về mặt tâm lý. Tức là đứa trẻ có những áp lực lớn về mặt tinh thần thì sẽ có những vi gây hấn với người khác, ngay cả với chính bản thân mình. Thế nên trong vấn đề giáo dục, nếu bố mẹ đặt nặng vấn đề cần phải kiểm soát con mọi nơi mọi lúc thì đấy là kẽ hở để mà hình thành những hành vi phạm lực ở những đứa trẻ”.

Chia sẻ quan điểm, Chuyên gia xã hội học Phạm Thị Thúy cho rằng, hiện nay, trên internet, đặc biệt là mạng xã hội đang xuất hiện ngày càng nhiều những hình ảnh, clip bạo lực, với số lượng chia sẻ, bình luận rất lớn.

Chính những nội dung như vậy đang ảnh hưởng nhiều tới giới trẻ, tạo ra cảm xúc tiêu cực, gây mất niềm tin và khiến các em dễ nảy sinh bạo lực. Thậm chí ngay cả khi các em biết đó là việc làm xấu, nhưng khi xem những hành động bạo lực đó, các em vẫn sẽ bị ảnh hưởng.

“Mỗi người chúng ta khi dùng facebook phải có trách nhiệm với những hành động đăng và share của mình. Nếu chúng ta kiểm chứng đó là thông tin đúng, có ích cho mọi người thì hãy share. Nếu không, chúng ta không nên lan tỏa những cái xấu”.


Cơn “lên đồng” tập thể trong các vụ đánh ghen đã tô đậm vào tâm trí thế hệ trẻ rằng, bạo lực cũng là một phương án để giải quyết mâu thuẫn

Mời quý vị cùng đến với góc nhìn của VOVGT về vấn đề này qua bài bình luận: “Định kiến và “tiêu chuẩn kép” đang làm hại con trẻ”

Theo dõi những bình luận bên dưới bài đăng clip một cô bé ở Quảng Ninh bị bạn học lột quần áo, đánh hội đồng, bất cứ ai có lương tri cũng cảm thấy thật chua xót và bất nhẫn.

Một số người xoáy sâu vào mâu thuẫn giữa đôi bên, khi nạn nhân nhận tiền nhưng chưa chuyển món đồ giao dịch, và cho rằng, như vậy có thể xem là đòn trừng trị. Duy có điều, “có hơi quá tay”.

Một số khác tỏ ra hiểu biết và bình phẩm: “Giáo dục thường xuyên thì chuyện này là chuyện thường ngày. Toàn đám lười học, hư đốn!?”

Người viết không thể thôi liên tưởng những trận đòn thù mà cô bé hứng chịu với cảnh tượng những cuộc đánh ghen của các bà vợ trên đường phố, trong nhà nghỉ nhan nhản trên truyền thông, mạng xã hội.

Ở đó, những tiếng chửi rủa, cổ vũ và cả kích động chiếm phần lớn. Họ đồng tình với những hành vi phạm pháp, gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác mà ít khi mảy may nghĩ đến hậu quả.

Cơn “lên đồng” tập thể trong các vụ đánh ghen đã tô đậm vào tâm trí thế hệ trẻ rằng, bạo lực cũng là một phương án để giải quyết mâu thuẫn. Và người gây bạo lực, trong những hoàn cảnh nhất định, có thể là “người hùng” trong mắt cổ động viên.

Người lớn vẫn mong ước con trẻ yêu chuộng hòa bình, nhưng họ vẫn đang và sẽ gây ra các cuộc chiến tranh. Người lớn luôn đặt ra các nguyên tắc, “vòng kim cô” cho con cái, nhưng họ lại không chịu quản lý và tuân thủ những nguyên tắc của bản thân.

Người lớn muốn những đứa trẻ không có thiên hướng học thuật, có hoàn cảnh đặc biệt, hoặc “nhỡ nhàng” được hỗ trợ, hoàn thành chương trình cấp 3, họ lập ra các trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhưng cũng chính người lớn lại luôn e dè, định kiến về học sinh gắn mác“giáo dục thường xuyên”.

“Tiêu chuẩn kép” của người lớn, khoảng cách giữa mong muốn và thực tế, giữa ra lệnh và lắng nghe, giữa định kiến và thấu hiểu đang ngày càng đào hố ngăn cách giữa thế giới con trẻ với những người tự xưng là trưởng thành.

Hình ảnh những học sinh không dám can ngăn cũng chua xót như hình ảnh những học sinh cổ vũ đánh bạn học. Chúng là biểu tượng cho sản phẩm giáo dục của người lớn, khi những đứa trẻ lớn lên “chơi vơi”, thiếu lập trường, chấp nhận thỏa hiệp, không dám đấu tranh với cái xấu và ưa thích dùng bạo lực với những kẻ yếu thế hơn.

Bao giờ người lớn mới chịu chấp nhận thực tế rằng: Trẻ nhỏ đang sao chép những hành vi bất công và bạo lực trong xã hội của chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×