Và giữa cảnh biển đêm lung linh huyền ảo ấy nổi bật là hình ảnh con người lao động, thực tế đánh bắt cá trên biển là công việc hết sức nặng lề vất vả, nhưng dưới con mắt của Huy Cận tất cả hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạng đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên, người đánh cá làm việc giữa bao la biển trời và bao la tiếng hát.
“Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,”
Lần thứ ba tiếng hát lại vang lên, tiếng hát thể hiện niềm vui và khí thế lao động hăng say của người dân chài, thiên nhiên như hòa nhập với con người con công việc chinh phục biển cả, câu thơ “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,” là một liên tưởng độc đáo gợi hình ảnh trăng in xuống nước, những con sóng xô bóng trăng như gõ vào mạn thuyền, tạo lên nhịp trăng cao.
Hình ảnh đầy lãng mạng làm đẹp thêm bức tranh của người đánh cá, rộn rã âm thanh con người cùng với thiên nhiên, với lòng biết ơn biển mẹ quê hương đã hào phóng ban tặng họ nhiều hải sản, nuôi lớn người dân tự bao đời:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
Đặc biệt hình ảnh người dân chài được khắc họa thật đẹp trong cảnh kéo lưới:
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”
Chữ kịp diễn tả không khí lao động hết sức khẩn trương của người dân chài, họ lao động trong sự chạy đua với thời gian, lúc sao mờ cũng là lúc kéo lưới lên cho kịp trời sáng, chỉ với một động tác, kéo xoăn tay cũng đủ giúp người đọc hình dung được một bức tranh khỏe khoắn, người dân chài hiện lên với ngoại hình gân guốc cơ bắp cuồn cuộn tự thế choặc chân vững chắc để kéo lên mẻ lưới nặng cá: ” chùm cá nặng” là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả lao động sau một đêm vất vả của dân chài. Cụm từ” đón nắng hồng” biểu hiện tâm trạng sảng khoái, phấn chấn của họ, họ như muốn chia sẻ niềm vui của mình với bình minh, với mặt trời.
Khổ cuối bài thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm lao động khẩn trương, buổi bình minh rực rỡ huy hoàng:
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
Lại vẫn là âm thanh của tiếng hát “Câu hát căng buồm với gió khơi” tiếng hát diễn tả sự phấn khởi của những con người chiến thắng đang trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá, sau một đêm vất vả họ vẫn giữ được khí thế làm việc hăng say : “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.” là hình ảnh nhân hóa phóng đại bằng bút pháp lãng mạng, bay bổng của tác giả, chạy đua cùng mặt trời là những đoàn thuyền đánh cá vẫn tiếp tục chạy đua với thời gian để trở về, mặt trời đội biển là hình ảnh nhân hóa gợi lên cái mới mẻ tinh khôi của thiên nhiên, một cuộc sống mới đang bắt đầu ” nở hoa” với những con người thực sự làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ lại mở ra đến vô cùng, vô tận với hình ảnh mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi, mắt cá huy hoàng hay chính là một tương lai huy hoàng muôn dặm của những con người lao động ấy, của quê hương, đất nước.
Tóm lại bằng thể thơ 7 chữ cách gieo vần biến hóa nhịp điệu, nhạc điệu lúc thì say sưa, sôi nổi, lúc ngân nga. Đặc biệt hình ảnh thơ được xây dựng bằng liên tưởng,tượng tượng độc đáo, bài thơ ” đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận nói chung và năm khổ thơ cuối nói riêng đã thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới. Bài thơ được coi là một khúc tráng ca về thiên nhiên, về người lao động mới, đồng thời khơi gợi ở người đọc tinh yêu thiên nhiên đất nước, sự chân trọng những con người lao động mới, từ đó hãy ra sức học tập góp sức mình để xây dựng đất nước ngày thêm giàu mạnh.