Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra biện pháp tu từ và giá trị của biện pháp tu từ đó trong câu "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.794
1
0
nguyễn trà my
10/11/2018 05:41:55
Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
10/11/2018 09:17:00
Sử dụng phép tu từ nhân hoá, hoán dụ, nhân hoá thể hiện từ nhớ , cách hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” cũng như có thể nói “Quê hương nhớ người ra lính”. Hiệu quả nghệ thuật thể hiện được nổi nhớ vời vợi, nỗi nhớ mênh mang, nỗi nhớ thắm thiết của người dân quê hương đối với những người ra lính. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam: cây đa, giếng nước như biểu tượng của quê hương. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng, là cha mẹ, vợ con, là những người yêu dấu. Cảnh vật ở đây được nhân hoá, như có linh hồn hướng theo người lính.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×