Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra rồi phân tích giá trị việc dùng từ láy trong 2 câu thơ sau: Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.645
32
10
Hoàng Giang
25/10/2017 05:37:28

Bài thơ Qua Đèo Ngang được ra đời khi nhà thơ có việc đi qua Đèo Ngang. Trước cảnh đẹp hoang vu của chốn thiên nhiên nhà thơ đã sáng tác ra bài thơ này. Hai câu thơ mang lại giá trị biểu cảm trong toàn bộ bài thơ.

Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

Từ “lác đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Mà như ta biết, chợ búa là nơi thể hiện đời sống kinh tế của khu dân cư, chợ vắng vẻ nghĩa là nơi ấy nghèo đói, lam lũ lắm. Điều đặc biệt là hai từ tượng hình độc đáo ấy được đảo lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ, đói nghèo của người dân vùng Đèo Ngang.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
42
12
Noo Phước Thịnh
26/10/2017 16:56:16
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
Ở 2 câu này, tác giả đã thực sự đứng trên vị trí đỉnh của đèo Ngang. Từ vị trí này, nhà thơ mới có thể quan sát tổng thể cảnh sinh hoạt nơi đây. Tác giả đã dùng thị giác để nhìn nhận những hình ảnh vài chú tiều, mấy nhà chợ cùng với những tính chất lom khom, lác đác. 
Với cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: “ lom khom- lác đác, dưới núi- bên sông, tiều vài chú-chợ mấy nhà” nhằm để tạo sự nhấn mạnh, nổi bật ý thơ. Ngoài ra với cách nói đảo ngữ, tác giả đã thay đổi trật tự của câu thơ. Đúng ra câu thơ phải đc sắp xếp:
“Vài chú tiều lom khom dưới núi
Mấy nhà chợ lác đác bên sông.”
Thế nhưng, nhà thơ đã đưa vị ngữ lên trên đầu câu để nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt.
Với cách sử dụng những từ láy gợi hình “lom khom”, dáng vẻ thu gọn, gập ng`; “lác đác” tạo sự thưa thớt, vắng vẻ. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng những số từ “ vài-mấy” làm cho người đọc hiểu rằng cảnh sinh hoạt ở đây chỉ có 1 vài chú tiều trong dáng vẻ tiều tụy, bé nhỏ; thêm vào đó 1 vài ngôi nhà nằm rải rác ở bên ven sông. Cảnh sinh hoạt thật buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quặng, tẻ nhạt, trống trải.
12
11
Nguyen lien
29/12/2017 05:51:56
lom khom ket hop voi tu vai trong cau thu nhat tao sac thai thua thot vang ve
lac dac co nghia la it, rai rac
>canh deo ngang o ay rat thoang dang va heo hut , goi sac thai hoai co , goi noi buon , co don , nho nuoc , thuong nha cua nguoi lu thu
4
1
Nguyễn Nhiên
30/10/2019 15:25:51
Lom khom: con người ít ỏi và nhỏ bé.
Lác đác: chỉ ý ít ỏi, thưa thớt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×