LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết địa hình caxto ở nước ta được hình thành ở vùng nào?

1. Cho biết địa hình caxto ở nước ta được hình thành ở vùng nào.
2. Trình bày đặc điển khí hậu Việt Nam theo từng miền.
3. Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam
4. Nước ta có mấy nhóm đất chính, nêu đặc điểm mỗi nhóm.
5. Trình bày các hệ sinh thái ở nước ta và nơi phân bố
4 trả lời
Hỏi chi tiết
377
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
22/04/2019 21:06:09
2.
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
-Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
-Các đặc điểm cơ bản:
+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
- Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
- Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.
-Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên:
+ Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.
+ Tính không ổn định của thời tiết.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
-Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
-Các đặc điểm cơ bản:
+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.
- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).
- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.
-Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
-Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.
- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
-Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm.
-Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).
- Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền:
+ Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.
+Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.
+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
22/04/2019 21:06:44
3. a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
22/04/2019 21:07:20
4.
a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu. nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.
b) Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - lm). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.
Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
22/04/2019 21:08:07
1.
- Miền núi
5.
- Hệ sinh thái ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
- Hệ sinh tháo rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du và miền núi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư