Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết nền văn hóa, các lễ nghi, lễ hội của 10 trong số 54 dân tộc Việt Nam

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
591
2
0
Lê Thị Thảo Nguyên
14/10/2017 16:37:20
+) Dân tộc Chăm
- Chăm Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi giáo trong việc học tập giới luật và tìm hiểu kinh thánh Koran nên đã dùng chữ Ả Rập và chữ Mã La
- Chăm Ðông thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống
- Người Chăm luôn mang trong máu của mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ thuật truyền thống luôn được người Chăm nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay.
-Múa Chăm phong phú và độc đáo. Múa quạt là điệu múa phổ thông của người Chăm.
-Người Chăm có nhiều lễ hội trong năm, như hội Rija, Roya, Ramadan, lễ Pơk Băng Yang, lễ Katê… 
+dân tộc Tày
-Người Tày có nghề thủ công phong phú, đa dạng, nam nữ đều biết đan các đồ dùng bằng cót, bồ, sọt, rổ, nơm, đó… Nghề làm gạch, ngói, nung vôi có ở nhiều nơi. Nghề kéo dầu thực vật để ăn và thắp cũng khá phổ biến. Lạng Sơn có nghề chưng cất dầu hồi đã có truyền thống từ lâu.
- Người Tày tự túc được các loại vải để may váy áo, làm màn, khăn mặt, chăn… Nhiều vùng dệt thổ cẩm rất đẹp, nuôi tằm kéo tơ dệt lụa. Nghề rèn đã có mặt ở nhiều nơi để làm ra nông cụ như: Lưỡi cày, cuốc, xẻng, hái, các loại dao…
-Người Tày nói ngôn ngữ : Tày- Thái
-. Hàng năm, người Tày chỉ đi tảo mộ người chết vào tết Thanh Minh (ngày 3/3 âm lịch) và chỉ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, ngày Tết như cúng các thần linh khác.
. Phụ nữ Tày còn có áo dài kiểu như áo ngắn, vạt buông dài quá đầu gối. Đồ trang sức có vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xà tích bằng bạc.
-Trang phục của nam giới có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối.
-Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, các truyện cổ tích, truyện cười dân gian, múa nhạc... Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con.
- Người Tày còn có các điệu hát Then, gọi là Văn ca, được ngâm hát trong đám tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng tồng, gọi là Cỏ lẩu trong hát đám cưới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Lê Thị Thảo Nguyên
14/10/2017 16:39:14
+) Dân tộc Kinh

hong tục tập quán:
Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất. Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung.

Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của cô dâu.

Văn hoá:
Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ văn, bộ sách, bài hịch). Ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, diễn xướng đạt trình độ nghệ thuật cao. Có nhiều lễ hội, hàng năm có hội làng.

Trang phục:
Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá.

Kinh tế:
Làm ruộng nước, có kinh nghiệm trong việc đắp đê đào mương, trồng lúa nước. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi phát triển. Nghề gốm có từ sớm.

0
0
Lê Thị Thảo Nguyên
14/10/2017 16:43:42
+) dân tộc Khơ-me
-Cuộc sống của người Khmer gắn liền với nghề canh tác lúa nước và nhiều nghề thủ công.
-Tiếng nói của dân tộc Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me
-Người Khmer sinh sống bằng nhiều nghề trong đó có đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm.
-Nam nữ Khmer trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt. Những người đứng tuổi thường mặc quần áo bà ba màu đen, nam giới khá giả đôi khi mặc quần áo bà ba màu trắng với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu hoặc vắt qua vai.
-có nhiều lễ hội đặc sắc nhưng phải kể đến 2 lễ lớn trong năm là Tết Chol Chnam Thmay, là Tết đón năm mới, và Lễ hội Ok-ang Bok, là Lễ cúng trăng, trong lễ  có đua thuyền Ngo giữa các phum - sóc. 
-Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái Nam Tông.
+) dân tộc H'Mông
-Dân tộc H’mông còn được biểu hiện qua nhiều nét phong tục tập quán độc đáo. Trong đó không thể không kể tới là tục “bắt vợ”. 
-Ẩm thực:thắng cố, cơm lam, Mèn mén, rượu ngô Bắc Hà, rượu Táo Mèo và rất nhiều món ăn đồ uống ngon khác.
-Chỉ với riêng trang phục váy của dân tộc H’mông cũng rất nhiều màu sắc rực rỡ đa dạng với nhiều kiểu dáng hoa văn thêu họa tiết khác nhau. Kết hợp với đó sẽ là nhiều đồ trang sức vừa đẹp vừa độc lạ giúp các cô gái H’mông trở nên vô cùng duyên dáng xinh tươi thu hút mọi ánh nhìn từ người đối diện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×