Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết tác giả sử dụng hình thức diễn đạt nào để bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân ta" trở nên hấp dẫn, thuyết phục?

1. Cho biết tác giả sử dụng hình thức diễn đạt nào để bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân ta" trở nên hấp dẫn, thuyết phục?
2. Để chứng minh cho luận điểm "Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn", tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào? So sánh cách nêu dẫn chứng minh hai đoạn văn của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
3. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ hiện nay
4. Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:

     Từ xưa đến nay,mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
a) Trong câu văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? phân tích tác dụng?
b) Chỉ ra những động từ (cụm động từ) được dùng để miêu tả sức mạnh của tinh thần yêu nước trong câu văn trên cho biết tác dụng của chúng
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.833
10
7
Shellry
05/08/2018 10:29:55
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta sử dụng phương thức biểu đạt : Nghị luận (chứng minh) kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/08/2018 11:51:20
2. Dẫn chứng: + Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam.
+ Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận.
+ Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận.
+ Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến...
- Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh.
+ Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? => Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/08/2018 11:53:28
3.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta sử dụng phương thức biểu đạt : Nghị luận (chứng minh) kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/08/2018 11:57:36
4.
a. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “một làn sóng...”. Cách liên tưởng độc đáo ấy không chỉ gợi nên sự mạnh mẽ, cuộn trào của lòng yêu nước mà còn thể hiện được đặc điểm liên hồi, ào ạt, dữ dội của lòng yêu nước mỗi khi đất nước có kẻ thù xâm lược. Bên cạnh đó, nhà văn cũng sử dụng phép điệp trong cấu trúc “Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...”, việc điệp từ “nó” là cách Bác nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, tạo nên một giọng điệu đanh thép, hùng hồn, sự khẳng định một cách quả quyết. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê trong cả ba vế câu nhằm thể hiện tính chất nhấn mạnh đối với vấn đề được nói tới.
b. Cụm động từ “lướt qua”... và “nhấn chìm”...,
Tác dụng: khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×