LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh tính chân lí trong câu "Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên"

(làm 1 bài văn)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.943
11
3
Nguyễn Thị Thu Trang
28/02/2018 14:25:34
Trong cuộc sống, không phải ngả đường nào dẫn đến tương lai đều phẳng phiu, tốt đẹp. Có những đoạn đường đầy chông gai, sỏi đá. Cũng có đoạn đường thơm ngát hoa hồng. Nhưng ngay cả những đoạn hoa hồng, ta cũng đừng quên "hoa hồng nào cũng có gai sắc". Liệu con người có thể băng qua sỏi đá chông gai, chấp nhận mọi thử thách để xây dựng tương lai? Liệu có những đèo dốc, ghềnh thác nào không thể vượt qua nổi? Lời dạy của Bác Hồ đã giải đáp dứt khoát những nỗi băn khoăn ấy:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Lời dạy đó đã được thực tế cuộc sống nhân loại, lịch sử dân tộc và quá trình đấu tranh của chính Bác chứng minh.
Từ ngàn xưa, loài người đã từ hai bàn tay không, hai gót chân trần mà chinh phục thú dữ, khai phá đất đai, tạo nên ruộng vườn, nuôi thành gia súc, bảo đảm cuộc sống ổn định cho mình, con người còn lần hồi từ việc ghép bè mảng đến lúc đóng được những con tàu lớn vượt đại dương, có tàu vũ trụ bay lên cung trảng, thám hiểm bầu trời. Đó là những chuyện xưa kia ông cha không thể tưởng tượng mơ ước nổi. Nhưng do kiên trì nghiên cứu, không ngừng sáng tạo phát minh, nhà khoa học sau tiếp bước nhà khoa học trước mà loài người mới đạt được những thành quả hạnh phúc hiện nay.
Ngẫm lại lịch sử đất nước ta cũng vậy. Thử hỏi nếu không kiên trì từ thuở lương hết, quân thiếu, trải qua mười năm trường kì hi sinh chiến đấu, làm sao khởi nghĩa Lam Sơn có thể đánh đuổi giặc Minh? Và rõ ràng nhất, cuộc kháng chiến ba mươi năm chống Pháp chống Mỹ của dân ta khác nào trứng chọi đá? Vậy mà, cuối cùng "ngọn tầm vông đã dựng lên Thành Đồng Tổ Quốc", chính vì toàn dân chúng ta đã có quyết tâm rất lớn:
Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc
Tay chém thù, tay sắc như guơm
Chính vì chúng ta biết kiên trì chịu đựng "Miếng khoai củ sắn thay cơm - khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng" mà chúng ta sau chín năm đã làm nên chiến thắng Điện Biên "chấn động địa cầu". Bài học kiên trì vượt khó tuyệt vời nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ bàn chông thô sơ, súng tự tạo, từ địa đạo Củ Chi, từ những năm tháng đồng khởi, cuối cùng người tí hon Việt Nam đã hạ đo ván gã khổng lồ đế quốc Mỹ. Rõ ràng chính vì bền chí quyết tâm, ta đã đưa sự nghiệp chống Mỹ đến toàn thắng, đã làm được điều khiến cả thế giới bất ngờ, khâm phục:
Việt Nam! Việt Nam! Rất đỗi diệu kì!
Quân thù sợ, mà người thân kinh ngạc
Cả nhân loại nhìn Người không chớp mắt,
Có cái gì như tỉnh một cơn mê

Bản thân cuộc đời của Bác cũng chứng minh rất rõ chân lí này. Ta hãy nhớ lại từ lúc anh Ba xuống làm phụ bếp dưới tàu chỉ với hai bàn tay trắng. Những ngày tháng bôn ba xứ người "Một viên gạch hồng. Bác chống lại cả một mùa băng giá", đến những ngày việt Minh trên hang Pắc-Bó, quanh quẩn cháo bẹ măng tre... Nếu không có suốt "Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ" trên đường gian lao phấn đấu, làm sao Bác có thể đưa dân tộc tới đích vinh quang?
Đó là trong chiến đấu giành độc lập của dân tộc. Còn trong xây dựng đất nước sau chiến tranh thì sao. Hãy nhìn vào chặng đường hơn ba mươi năm sau ngày đất nước giải phóng ta sẽ thấy "không có việc gì khó" mà con người không làm được. Từ một đất nước đổ nát, hoang tàn sau chiến tranh, cả dân tộc đã từng bước đứng vững rồi tiến lên để theo kịp thời đại. Bắt đầu từ cây lúa - hạt gạo bạn sẽ thấy rõ sự phi thường. Những năm tám mươi, có bữa ăn nhà nào chỉ toàn cơm trắng, ngay cả hạt mạch cứu đói cho dân ta cũng nhận viện trợ của nước ngoài. Vậy mà bằng tấm lòng bền bỉ, ý chí quyết tâm, đất nước không chỉ vượt qua đói nghèo mà còn đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Lúa vàng khắp nơi nơi, nhìn thấy no ấm biết nhường nào. Rồi những công trình thế kỉ mọc lên. Từ thủy điện Hòa Bình trên dòng sông Đà làm ta ngỡ ngàng đến nay vô số những nhà máy thủy điện khắp nơi suốt từ Bắc vào Nam mọc lên. Rồi những giàn khoan ngạo nghễ trên biển khơi đem lại nguồn dầu mỏ vô tận cho đất nước. Chúng ta đã "ngăn sông làm điện, khoan biển làm dầu", những việc mà chúng ta tưởng chừng không thể nào làm nổi. Đó chẳng phải là "không có việc gì khó" sao? Ròi còn đó những cây cầu sừng sững "nối những bờ vui" chẳng phải cũng chính là thành quả của những tấm lòng bền bỉ và ý chí vươn lên sao?
Từ xưa đến nay, nhờ lòng kiên trì bao nhiêu việc lớn đã thành công. Đó là chân lí hiển nhiên. Đó cũng là bài học quý cho muôn đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
3
Quỳnh Anh Đỗ
28/02/2018 19:32:22
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chi ắt làm nên"
Cái khó không phải là bản thân công việc, mà chính là ở lòng người.
Bằng kiểu câu khẳng định với hai vế điều kiện - kết quả, ngay ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh, "tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông" , đã nêu bật một chân lý hiển nhiên của thực tế cuộc đời. Trên thế gian này, "không có việc gì khó" - Việc khó là việc khi làm đòi hỏi nhiều công sức, tâm trí và nghị lực mới làm được. Tuy nhiên sự quyết định của thành bại không phải là ở bản thân công việc dễ hay "khó" , mà là ở chính tinh thần con người. Việc gì cũng có thể làm được miễn là có sự kiên trì, ý chí quyết tâm, nghĩa là "bền lòng" . Bền lòng ở đây là chỉ lòng kiên trì, không bao giờ nản chí, đầu hàng, không thay đổi lập trường mà phải đem hết tâm sức "mài vào đá vào sắt" "mài vào đêm vào ngày" , quyết tâm làm bằng được mới thôi, dù cho có gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Ông Nguyễn Bá Học trước đây cũng đã khẳng định điều đó bằng một câu nói rất chí lý: "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Như vậy ở hai câu thơ đầu tiên, Bác Hồ đã đặc biệt đề cao vai trò của tinh thần, ý chí, sự kiên trì, vượt khó của con người trong khi thực hiện các công việc, đặc biệt là những công việc "khó".
Khi đã "bền lòng", "quyết chí" , thì dù công việc khó đến mấy cũng có thể hoàn thành, để làm nên "sự nghiệp lớn".
Nếu khi con người đã có được một tinh thần kiên trì, một ý chí, quyết tâm vượt khó thì dù công việc khó khăn, to lớn bằng trời, biển, chúng ta cũng có thể làm được và hoàn thành một cách tốt đẹp:
"Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Ở hai câu này, Bác đã dùng thủ pháp cường điệu và hình ảnh tượng trưng "đào núi và lấp biển" để chỉ những công việc lớn lao dường như nằm ngoài sức lực và khả năng của con người. Nhưng dù là công việc "đào núi" và "lấp biển" khó khăn lớn lao đến đâu đi nữa, nếu con người "quyết chí" , bền bỉ dồn mọi sức lực, trí tuệ quyết làm bằng được, bất chấp mọi khó khăn chủ quan và khách quan "thắng không kiêu, bại không nản" thì cũng hoàn thành, cũng "ắt làm nên". Bác dùng chữ "ắt" càng tăng thêm tính chất khẳng định. "Ắt" theo từ điển tiếng Việt nghĩa là "chắc chắn" "nhất định sẽ" (Từ điển tiếng Việt trang 59)
Lịch sử nhân loại và đất nước ta đã có biết bao câu chuyện, bao tấm gương nêu cao sức mạnh phi thường của lòng kiên trì, nghị lực và lòng quyết tâm của con người trong cuộc sống. Từ câu chuyện Ngu Công dời núi đến câu chuyện "Mài sắt nên kim" ; từ tấm gương anh hùng Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng...đến Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi....trong sự nghiệp cứu nước vẻ vang, tất cả họ đều đã vượt qua biết bao khó khăn thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua nổi bằng một sự "quyết chí" vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ, "làm nên" những chiến công chói lọi. Bác Hồ không chỉ răn dạy thanh niên về sự bền lòng, vững chí mà Người còn là một tấm gương sáng ngời về sự "kiên trì" "nhẫn nại" và "quyết chí" . Vào lúc vận mệnh Tổ quốc như ngàn cân treo đầu sợi tóc, Người đã nói một câu nói nổi tiếng như một lời hịch "Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Lời hịch ấy thổi hồn và truyền sức mạnh ý chí cho toàn dân tộc để lập nên một "Điện Biên nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng". Vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp cháu con quyết chí mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên rừng Trường Sơn và trên biển Đông để "giành độc lập" , thống nhất Tổ Quốc. Và kết quả là ngày 30/04/1975 "Bác Hồ ơi! Toàn thắng đã về ta":

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư