Việt Nam ta từ xưa đến nay dù ở bất kỳ thời đại nào cũng có những con người tài giỏi, anh minh, trong số đó, ta không thể không kể đến Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn. Một người là vua, một người là tướng, sống ở hai thời đại khác nhau, hai hoàn cảnh khác nhau song đều có chung đặc điểm : có tài năng lãnh đạo, tầm nhìn xa trông rộng, luôn chăm lo, quan tâm đến người dân và vận mệnh của đất nước. Và nỗi long của họ được gửi gắm qua hai tác phẩm “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” với sự sáng suốt và anh minh của mình.
Đầu tiên ta hãy đến với “Chiếu dời đô”. Trước hết, ta phải hiểu thế nào là “chiếu”. Chiếu là lời vua ban bố mệnh lệnhcho thần dân, được công bố và đón nhận một cách trang trọng. “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn được viết nên từ một khát vọng, ý nguyện đẹp đẽ, lớn lao của một vị vua hết lòng vì dân vì nước, mong muốn hạnh phúc ấm no cho muôn dân, sự bền vững cho non song xã tắc. Nhưng ước nguyện ấy chỉ đạt được khi muôn dân cùng theo 1 chí hướng, non nước phát triển,… và trong đó, dời đô cũng là 1 việc hệ trọng, lớn lao, ảnh hưởng đến vận mệnh của cả quốc gia dân tộc.
Mở đầu bài văn, Lý Công Uẩn nêu tiền đề của việc dời đô bằng cách đẫn ra những trường hợp rời đô trong sử sách “Nhà Thương đến vua Ban Canh 5 lần dời đô”, “Nhà Chu đến vua Thành Vương cũng 3 lần dời đô”. Các triều đại Thương Chu được nêu ở đây đều là các triều đại thịnh trị trong sử sách Trung Quốc, đáng để ca ngợi và noi theo. Tiếp theo, nhà vua tiếp tục đưa ra một loạt các mục đích lớn lao và kết quả tốt đẹp của việc dời đô “đóng dô ở nơi trung tâm”, “mưu toan nghiệp lớn”, “tính kế muôn đời cho con cháu”, “trên vận mệnh trời, dưới theo ý dân”, “vận nước lâu dài”, “phong tục phồn thịnh”. Chưa dừng lại ở đó, nhà vua còn tiếp tục phê phán hai nhà Đinh – Lê “lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương Chu, cứ đóng đô ở nơi đây khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi”. Câu văn thể hiện rõ thái độ của Lý Công Uẩn : ca ngợi (nhà Thương Chu) và phê phán (nhà Đinh Lê). Dù dù khen hay chê thì lí lẽ của ông vẫn nhất quán trên cơ sở mệnh trời, vận nước và đời sống của nhân dân. Để rồi, nhà vua phải tự mình thốt ra “Trẫm rất đau xót về việc đó” – một yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Còn gì não lòng hơn khi được lắng nghe một lời bộc lộ tình cảm chân thành của một ông vua luôn hết lòng vì dân vì nước lại là một sự đau xót? Để rồi từ những lí lẽ và tình cảm đó ông như muốn thêm khẳng định dời đô là sự tất yếu, “không thể không xảy ra”. Phủ định một điều phủ định là sự khẳng định, ấy là chân lý của tư duy. Nhưng sự anh mình nhìn xa trông rộng, sáng suốt, thấu tình đạt lý của Lý Công Uẩn thể hiện rõ nhất ở việc ông quyết định chọn Đại La là kinh đô muôn đời. Nhà vua viết “ Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cùng nhau mực phong phú tốt tươi”. Nội dung của đoạn viết dựa vào phong thủy mà phát hiện ra vẻ đẹp muôn mặt của Đại La : vị thế địa lý, vị thế văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện dân cư và sự tốt tươi cho muôn vật. Đại La qua lời kể của nhà vua hiện lên như một viên ngọc quý, nó lấp lánh lên bao điều ngưỡng mộ. Tình cảm của Lý Công Uẩn dù đã không tiết lộ ra nhưng nó vẫn ngập tràn trong tiết đấu, nhịp điệu, từng câu từng chữ của bài văn. Yêu mến Đại La xuất phát từ ý đồ “mưu toan nghiệp lớn”, là một tầm nhìn xa rộng đến mai sau, vì lợi ích của muôn dân trăm họ. Nội dung đầy trí tuệ và tâm hồn ấy đã được diễn tả bằng hình thức biền văn chuẩn mực và nó cũng đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả của bài văn. Cuối cùng, để kết thúc bài chiếu, Lý Thái Tổ đã viết một câu mà để lại trong ta một sự bất ngờ “Các khanh nghĩ thế nào?” . Là một ông vua của một đất nước, uy quyền tối thượng của thời xưa cho phép Lý Công Uẩn tự quyết định tất cả mọi việc của đất nước, nhưng những bậc anh minh không bao giờ tùy tiện làm theo ý riêng của mình. “Thiên đô chiếu” giờ đây không đơn thuần chỉ là lời ban bố mệnh lệnh mà thực chất là lời trình bày nhằm thuyết phục mọi người đồng tình với ý kiến của mình.
Qua “Chiếu dời đô”, ta thấy được sự anh minh của Lý Công Uẩn qua mục đích và cách lập luận của ông. Có thể nói nhà vua lập luận không thừa một ý, diễn đạt không lãng phí một câu, nội dung và hình thức gắn liền với một thứ văn bia vô cùng hàm súc. Cùng với cách lập luận này mà ông đã thuyết phục được mọi người theo ý mình, ý trời. Dời đô là một quyết định vô cùng sáng suốt và cũng là một bước ngoặt lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc ta. Lịch sử 4000 năm dựng và giữ nước của Việt Nam ta đã chứng minh, sau 1000 năm, Thăng Long ngày ấy và Hà Nội bây giờ vẫn đang trong tư thế “con rồng bay lên”, ngày càng phát triển hơn nữa và đã trở thành một niềm tự hào của dân tộc ta.
Nếu như “Chiếu dời đô” được viết bởi tâm huyết của một vị vua thì đến với “Hịch tướng sĩ” lại là nỗi lòng của một vị chủ tướng khi đất nước bị quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai năm 1285. Trong hoàn cảnh gian nguy, “ngàn cân treo sợi tóc đó” Trần Quốc Tuấn đã đưa ra “Hịch tướng sĩ” để kêu gọi lòng yêu nước và khích lệ ý chí sức mạnh của toàn dân toàn quân đứng dậy đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Ngay từ đầu, ta đã thấy sự anh minh sáng suốt của vị chủ tướng khi đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Trong số những cái tên được kể trên thì có người là tướng, là gia thần hay cũng chỉ là một vị quan nhỏ, nhưng họ đều có một đặc điểm chung là nguyện hy sinh thân mình cứu chủ. Không chỉ vậy, vị chủ tướng còn tố cáo, vạch mặt sự tàn bạo, tham lam của quân Nguyên Mông lúc bấy giờ : “đi lại nghênh ngang ngoài đường”, “sỉ mắng triều đình”, “bắt nạt tề phụ”, “đòi ngọc lụa”, “thu ngọc vàng”, “vét của kho có hạn”. Trần Quốc Tuấn còn ví chúng với “cú diều”, “dê”, “chó”, “hổ đói” vì ông khinh bỉ chúng, coi chúng như những loài súc vật, cầm thú, không có liêm sỉ. Ngoài ra ông còn biểu biểu lộ sự lo lắng của mình đến mức “tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” và tột cùng là “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc : “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình “không có mặc thì thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,…” . Tưng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Ngoài ra Trần Quốc Tuấn cũng quyết liệt nhắc nhở, quở trách các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù. Lời phê phán có phần nghiêm khắc nhưng thật ra là cách nói khích tướng, đẩy họ vào thế phải chính tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tăm cức mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng dẹp tan quân thù. Đồng thời ông cũng nêu ra hai viễn cảnh : nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường : ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là “chuyên tập sách này” – cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện “mới chỉ là đạo thần chủ” còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân “tức là ke kẻ nghịch thù”. Một cách lập luận tuyệt vời, vô cùng sáng suốt của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.
Qua “Hịch tướng sĩ” ta đa thấy được sự anh minh, sáng suốt của Trần Quốc Tuấn qua cách khích tướng và lòng yêu nước cũng như căm thù giặc của ông. Mặc dù được cử làm tiết chế thống lĩnh nhưng không vì thế mà Trần Quốc Tuấn dựa vào quyền uy mà lấy việc thu phục nhân tâm làm kế sách, nghĩ là phát huy đến mức tối đa tinh thần tự nguyện để những người cầm vũ khí vì lý tưởng, vì đạo lý mà từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sang giết giặc lập công. Ta cũng nhận ra rằng dù cái nhìn, cách nghĩ của Trần Quốc Tuấn có sâu sắc đến nhường nào thì khi ông muốn đi tới đích vẫn phải dựa vào tài năng. Lịch sử là minh chứng cho điều đó! Cho dù quân Nguyên Mông có hống hách , tàn bạo đến đâu thì chúng vẫn phải chịu thua trước lòng đoàn kết của nhân dân ta.
Cả hai tác phẩm “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đều là những áng văn bất hủ trong nền văn học của Việt Nam. Cả hai đều có sự lập luận chặt chẽ và cách đưa dẫn chứng sắc bén, có sức lôi cuốn mạnh mẽ tới người nghe, người đọc. Không chỉ vậy, nó còn cho ta thấy tài năng, ý trí và hơn cả là sự anh minh của một vị vua – vị tướng trong lịch sử 4000 năm hào hung của dân tộc Đại Việt ta.