Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có rất nhiều tác giả chọn chủ đề người phụ nữ trong xã hội phong kiến làm chủ đề cho tác phẩm của mình. Trong đó, Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu với tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”.Ông đã viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” qua nhân vật Vũ Nương
Trước tiên, qua nhân vật Vũ Nương ta thấy được phẩm chất của nàng hiện lên. Đó là người phụ nữ thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Vẻ đẹp hoàn hảo của người phụ nữ không chỉ vẻ bề ngoài mà cả phẩm chất bên trong. Nàng là một người con gái khéo léo, tế nhị. Trương Sinh trưởng giả hay ghen, VN lại xinh đẹp nhưng nàng biết tính chồng luôn nhẫn nhịn để cuộc sống gia đình luôn hòa thuận . Nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. Khi chồng đi lính: ân cần, dặn dò kĩ lưỡng, không mong vinh hiển, chỉ cầu chồng bình an, cảm thông nỗi vất vả, gian lao của chồng, không hề nghĩ tới bản thân, thể hiện nỗi khắc khoải nhớ mong.
Khi chồng vắng nhà, buồn nhớ chồng: “ Mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” Kể cả khi bị chồng ruồng rẫy, nghi oan, chết vì bực tức vậy mà vẫn nghĩ đến chồng: gửi Phan Lang thoa vàng làm tin . Là người phụ nữ đảm đang, lo toan gia đình với gánh nặng mẹ già, con nhỏ. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó.
Nàng còn là người con hiếu thảo. Khi chồng đi vắng, tận tình chăm sóc mẹ chồng già yếu , ốm đau. Nàng lo chạy chữa thuốc thang cho mẹ qua khỏi, thành tâm lễ bái thần phật. Khi mẹ mất thì ma tang, thương xót như bố mẹ đẻ. Cuối cùng Vũ Nương là người phụ nữ nhẫn nhịn, biết vươn tới lẽ công bằng .Khi chồng nghi oan, lời phân vua vẫn thấu tình đạt lý, thân phận vợ chồng tình nghĩa, k/định sự chung thủy .Lời nguyền trước khi chết để chứng minh sự thủy chung của mình. Lời nhắn gửi lập đàn giải oan .Có thể nói Vũ Nương là người phụ nữ hoàn hảo, lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến mặc dù mang vẻ đẹp hoàn hảo như vậy nhưng mang số phận rất bi thảm khi lễ giáo phong kiến, chế độ nam quyền ức hiếp. Đó cũng là số phận của Vũ Nương trong tác phẩm.Ngay khi mở đầu, nàng đã mang số phận cô đơn, buồn tủi khi chồng đi lính. Vừa mới lấy nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh đi lính. Người phụ nữ ấy phải xa chồng một quãng thời gian dài ba năm. Trong khoảng thời gian ấy, Vũ Nương đã chu toàn hết mọi việc trong gia đình. Nhưng trong nàng vẫn mang sự cô đơn, thiếu bóng hình chống. Chi tiết cái bóng trong truyện không chỉ để nói về sự quan tâm của Vũ Nương với bé Đản để mong con có một người cha. Mà chi tiết này nói đến nỗi nhớ chồng của nàng. Vũ Nương còn mang số phận bất hạnh khi nàng bị chồng nghi oan có người khác. Khi Trương Sinh trở về, nghe lời con thơ, chàng ta đã nghi ngờ vợ thất tiết. Vũ Nương mặc dù đã giải thích bằng tình nghĩa vợ chồng nhưng Trương Sinh không nghe. Nàng đã chọn cái chết đã chứng minh sự trong sạch của bản thân. Nhưng may thay, nàng được các nàng tiên cứu giúp và ở dưới thủy cung.
Có thể nói, thông qua nhân vật Vũ Nương, ta thấy được vẻ đẹp về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tác giả bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc đến số phận của họ. Người đọc cảm thấy thương xót và đồng cảm với họ khi phải sống trong một xã hội đầy bất công như vậy