Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Hãy làm rõ ý kiến trên?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
429
1
0
mỹ hoa
04/01/2019 19:33:35
Nguyên Hồng là một nhà văn có rất nhiều những sáng tác dành cho phụ nữ và trẻ em. Có lẽ lí do chính là bởi vì ông sinh ra và lớn lên trong mồ côi nên ông luôn dành một góc trong lòng của mình cho số phận của những người khốn khổ nhất trong xã hội cũ. Mặt khác, những tác phẩm ông viết về phụ nữ và trẻ em luôn được ông dùng chính những tâm tư và tình cảm của mình để viết về họ với những cảm nhận vô cùng sâu sắc. Trong những tác phẩm của ông như Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ,… thì em thích nhất là đoạn trích Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu. Qua đây, chúng ta khẳng định được Nguyên Hồng chính là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Đầu tiên, chúng ta thấy được nhà văn Nguyên Hồng là người của phụ nữ. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi bất hạnh của những người phụ nữ. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng. Tuy chỉ là nhân vật xuất hiện một cách mờ nhạt nhưng nhân vật đã mang được chính dấu ấn của mình. Là người phụ nữ vất vả, chống mất, vì nợ nần nhiều quá mà mẹ bé Hồng đã phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Cô đã phải bỏ lại cả người con trai còn nhỏ của mình để đi kiếm sống. Chính những sự vất vả của người phụ nữ đã khiến cho người phụ nữ ấy trở nên tiểu tụy và đáng thương “ Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rộc hẳn đi”. Nhà văn đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi đau của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Họ không được tự do tìm được những người mà mình yêu quý, phải chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt, lấy người chồng hơn mình gấp đôi tuổi. Cả cuộc đời của người phụ nữ ấy phải trong như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Trong chính những hoàn cảnh như vậy, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn hiện lên là một con người giàu lòng yêu thương, trọng tình nghĩa. Gặp lại người con trai sau bao nhiêu xa cách, người phụ nữ ấy xúc động tới nghẹn ngào. Trong tiếng khóc của người mẹ, người đọc cũng như thấm những nỗi đau, nỗi xót thương con cùng niềm vui sướng vô hạn của người mẹ. Cô dùng những cử chỉ dịu dàng của mình mà vuốt ve, xoa đầu người con trai sau bao ngày xa cách. Qua đây, nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ. Ông cảm thông với người mẹ của bé Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã đi tìm hạnh phúc riêng bởi ông hiểu được những khó khăn vất vả của những người phụ nữ.
Nguyên Hồng còn là nhà văn thấu hiểu cho nỗi bất hạnh của trẻ thơ. Nỗi vất vả của bé Hồng không chỉ là ở việc không có được những phút giây ngọt ngào bên cạnh mẹ, mồ côi cha, phải ở đậu người thân. Em không có được tình yêu thương mãnh liệt, luôn nhớ người mẹ của mình. Bé Hồng luôn tin tưởng ở những tình cảm của người mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách về mẹ và thời gian, không gian, dù có bị người cô mắng mỏ nhiều như thế nào thì bé vẫn luôn nhớ về mẹ một cách sâu sắc. Khi gặp được người mẹ của mình, bé cảm thấy như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Lòng vui sướng được toát ra từ những cử chỉ bối rối, từ những giọt nước mắt giần hờn, rồi tới hạnh phúc và mãn nguyện. Với bé Hồng, chỉ cần được nằm trong vòng tay của mẹ cũng đã khiến cho bé cảm thấy thỏa mãn với tất cả mọi thứ rồi. Chỉ với những chi tiết như vậy, nhưng chúng ta cũng đã thấy được tình cảm của nhà văn Nguyên Hồng dành cho trẻ em. Ông hiểu được cảm giác khao khát khi được sống trong tình yêu thương, chở che của người mẹ, được sống trong lòng mẹ, được thỏa nỗi nhớ mong, hờn giận với người mẹ yêu thương của mình.
Chỉ qua một đoạn trích ngắn mà chúng ta đã hiểu được tình cảm và những suy nghĩ của Nguyên Hồng dành cho những đứa con tình thần của mình. Ông luôn thấu hiểu cuộc sống của họ à qua đây, ông bộc lộ những tình yêu thương sâu sắc tới họ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
04/01/2019 20:10:48
Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.
Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.
Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.
Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.
Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.
Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.
Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/01/2019 07:23:13

Viết về người phụ nữ và trẻ em bằng những tình cảm chân thật, dạt dào nhất; dùng những cảm nhận sâu sắc, tinh tế để nhận biết và biểu hiện, và sự đồng cảm, thấu hiểu đối với những nhân vật mà mình khắc họa. Nhà văn Nguyên Hồng được mệnh danh là “ nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. TÌnh cảm của nhà thơ dành cho những người phụ nữ và trẻ em được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ”- trích từ hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.

Có lẽ, vì có một tuổi thơ buồn, đầy bất hạnh mà Nguyên Hồng là người hiểu rõ hơn ai hết về trẻ em. Tình yêu của cậu bé Hồng năm nào dành cho mẹ, những người phụ nữ trong cuộc đời mình cũng là ngọn nguồn, cơ sở để nhà văn hướng ngòi bút về những người phụ nữ. Cái nhân đạo trong tư tưởng của nhà thơ, đó chính là dù nhân vật được khắc họa dù là nhân vật chính diện, hay nhân vật phản diện thì nhà văn cũng bộc lộ một tình cảm hết sức chân thành, cùng với sự đồng cảm sâu sắc đối với nhân vật.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã thể hiện được rõ nét thái độ, tình cảm của nhà văn Nguyên Hồng đối với những nhân vật, những con người thực xuất hiện trong chính kí ức tuổi thơ của mình. Do đó, đoạn trích này được sự đón nhận của độc giả là bởi sự chân thực về nội dung và cả cảm xúc mà tác giả đã dãi bày, thể hiện. Trước hết, Nguyên Hồng khắc họa nhân vật người cô với vẻ vô tình đến tàn nhẫn, cô ta sẵn sàng dùng những lời lẽ cay độc nhất để mong muốn đứa cháu hận thù chính mẹ ruột từ mình, cô ta chỉ quan tâm đến mục đích của mình chứ không hề quan tâm đến cảm nhận, đến sự tổn thương mà mình mang đến cho đứa cháu.

Nhìn bề ngoài, người cô có vẻ quan tâm đến bé Hồng, cô ta thăm dò, hỏi han xem Hồng có muốn vào thăm mẹ hay không “ Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?” Câu hỏi của người cô sẽ rất ý nghĩa đối với bé Hồng nếu xuất phát từ mục đích tốt đẹp, nhưng không hoàn toàn vậy, cô ta chỉ đang nói những lời giả dối, với khuôn mặt “rất kịch” mà một đứa trẻ ngây thơ như bé Hồng cũng có thể nhận ra. Mục đích cuối cùng của người cô không phải mong muốn Hồng và mẹ có thể đoàn tụ mà muốn cho Hồng sẽ căm thù, ghét bỏ chính người mẹ của mình: “Nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Đối với một đứa trẻ vốn ngây thơ và rất yêu thương mẹ mà nói, hành động này của bà cô thật tàn nhẫn. Vì muốn đứa cháu ghét bỏ mẹ như chính cô ta ghét mẹ của Hồng mà cô ta nhẫn tâm làm tổn thương chính đứa cháu ruột thịt của mình.

Ở đây, Nguyên Hồng không lên án hành động của cô mà chỉ thương mẹ, dù đã phải tha phương nơi đất khách nhưng những định kiến vẫn bủa vây, làm cho mẹ đau khổ. Với Nguyên Hồng, người cô vốn không xấu nhưng do những đố kị nhỏ nhen, lại đứng về phía anh trai- tức là bố của Hồng nên có những hành động, nghĩ tiêu cực. Dành cho mẹ của Hồng những lời cay nghiệt, nhẫn tâm vì muốn mẹ của Hồng phải đau khổ, không muốn cho mẹ Hồng hạnh phúc khi anh trai của mình đã mất.

Hình ảnh bé Hồng ở trong đoạn trích này là bức chân dung của chính Nguyên Hồng khi còn nhỏ, câu chuyện nhà văn kể lại trong đoạn trích cũng là câu chuyện thực của chính mình. Ở đây, bé Hồng hiện lên với tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình. Dù mẹ đã bỏ lại anh em Hồng mà đi tha phương nơi đất khách quê người, nhưng chưa có một giây phút nào tình yêu dành cho mẹ vơi cạn.

Dù người cô dùng những lời lẽ vô tình để cho Hồng ghét mẹ nhưng Hồng ngược lại, càng cảm thấy thương mẹ nhiều hơn : “Nhưng đời nào tình yêu thương và kính mến meh của tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lờ và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Như vậy, ta có thể thấy, tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ là vô điều kiện, vô bờ bến, chứ không phải vì những thứ vật chất tầm thường. Vì tình yêu đối với mẹ của Hồng còn gắn chặt với niềm tin nên những lời nói của cô dù tàn nhẫn nhưng cũng không làm Hồng ghét bỏ mẹ của mình.

Nguyên Hồng muốn đề cập đến ở đây không chỉ là câu chuyện về mình mà còn bày tỏ những khát vọng được hạnh phúc, muốn được thương yêu, chở che của mẹ ở bao thế hệ trẻ thơ khác. Nhân vật người mẹ dù chỉ xuất hiện thoáng qua, bằng vài nét miêu tả của Nguyên Hồng nhưng ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương mà người mẹ ấy dành cho con của mình. Vì cuộc sống quá bế tắc, đau khổ cực chẳng đã chị ta mới phải bỏ con đi tha phương nơi đất khách. Dù xa con nhưng chị ta cũng luôn mong muốn có thể gặp lại con của mình.

Khi người mẹ ấy ôm lấy Hồng và an ủi : “ Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà” ta có thể cảm nhận được tình yêu, sự ân cần của người mẹ ấy. Những hành động của chị ta như “lấy vạt áo thấm nước mắt”, “xốc nách” bé Hồng lên xe rồi “vuốt ve từ trán đến cằm, và gãi rôm ở sống lưng” cho con làm cho người đọc thực sự xúc động. Bởi chỉ có tình thương xuất phát từ trái tim mới có thể ấm áp, yên bình như thế. Như vậy là tình yêu của Hồng dành cho mẹ là hoàn toàn đúng. Hình ảnh người mẹ tuy bỏ lại những đứa con, bị bà cô lên án. Song, ta vẫn cảm nhận được tình thương nơi người mẹ ấy thật đẹp, thật đáng trân trọng.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu cháy bỏng của mình đối với người mẹ bất hạnh. Viết về mình, về mẹ bằng tất cả những cảm xúc chân thực, sâu sắc nhất chính là tiền đề để nhà văn thổi vào các sáng tác văn chương của mình sự thấu hiểu, đồng cảm với con người, đặc biệt là người phụ nữ và trẻ em. Như vậy, một lần nữa ta có thể khẳng định: “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×