Dân tộc Kinh (người Việt) chiếm phần lớn trong tổng dân số của cả nước, vì vậy mà khu vực phân bố của dân tộc Kinh cũng rất rộng rãi, hầu như là khắp cả nước. Cụ thể, 3 vùng chiếm đa số người Kinh là:
- Đồng bằng
- Trung Du
- Duyên hải
Tuy nhiên phần lớn vẫn tập trung nhiều nhất là ở các khu vực đồng bằng (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, …). Một số vùng núi cao, tây nguyên thì tộc người Kinh cũng chiếm một lượng không hề nhỏ.
Ngoài ra, một số tỉnh ở phía bắc nằm ở vùng miền núi như Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Điện Biên, Bắc Kan, … thì người Kinh lại là dân tộc thiểu số, trong đó Mường, Thái là chủ yếu.
+ Miền núi và trung du là hai vùng mà các dân tộc ít người phân bố chủ yếu tại đây, chỉ chiếm 13,8% dân số. Theo thống kê tính đến hiện nay thì có khoảng trên 30 dân tộc đang sinh sống, cư trú tại hai khu vực miền núi và trung du. Đặc điểm chung của các vùng này đó là:
- Có nhiều con sông.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng.
- Là những khu vực có vị trí quan trọng về an ninh của quốc gia.
Có thể kể tên cụ thể một số dân tộc đang sinh sông tại các vùng như:
- Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên (Đắk Lăk, Kon Tum, Lâm Đồng, …): Ê-đê, Gia-rai, Cơ-Bo, …
- Khu vực tả ngạn sông Hồng: chủ yếu là người Tày, Nùng.
- Khu vực các vùng núi cao: chủ yếu là người Mông.
- Khu vực các sườn núi (700 – 1000m): chủ yếu là người Dao.
- Khu vực nằm ở vùng cực của các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ: chủ yếu là người Chăm, Khơ M, …
- Trong các khu vực thành thị, thì hiện nay người Hoa đã dần tập trung ở đây, điển hình nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.