Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc sắc của câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
388
1
1
Nghiêm Xuân Hậu
25/01/2019 21:11:23
Câu tục ngữ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Mặt của" và hoán dụ " mặt người", kết hợp với biện pháp so sánh A bằng B.
Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất
( con người bao gồm các yếu tố: sức khỏe, tình cảm ...)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Trịnh Quang Đức
25/01/2019 21:12:50
Đặc sắc của câu tục ngữ:
- giải thích : Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.
Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.
Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được. Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
1
0
doan man
25/01/2019 21:33:06
Câu tục ngữ một mặt người bằng mười mặt của đề cao giá trị con người. Của cải vật chất chỉ là thứ yếu. Nếu tính theo toán học thì trong câu này của cải bằng một phần giá trị con người. Người ta thường dùng 10, 100, 1000, 1 vạn để diễn tả ước lệ tượng trưng trong thơ văn. Ví dụ 1 nụ cười bằng 10 than thuốc bổ. Vì thế 1 và 10 trong câu tục ngữ này cũng chỉ mang ý nghĩa ước lệ. Tóm lại , người xưa đúc kết câu tục ngữ đó quả đúng đắn chí lí . Đó là 1 chân lí đắt giá , sáng ngời . Nó sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu sống mãi trong tiềm thức mỗi người đất việt .
 
0
0
Phạm Thu Thuỷ
25/01/2019 21:33:18
Với vai trò và vị trí của mình, con người không chỉ xuất hiện ở những mặt về kinh tế, chính trị mà còn xuất hiện và được biểu hiện rất nhiều trong văn học. Những tác phẩm văn học đều dùng để nói đến con người. Từ xa xưa khi những câu tục ngữ xuất hiện đã có những câu nói rất nhiều về con người và những mối quan hệ trong xã hội. Trong rất nhiều những câu tục ngữ đó, câu “Một mặt người bằng mười mặt của” là một câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa.
Ở đây ta thấy được hai con số là số một và số mười. Một số ở đầu tiên và một số ở mãi sau. Khoảng cách giữa hai con số ấy là rất lớn. Hai hình ảnh được so sánh ở đây là mặt người và mặt của. Tác giả dân gian muốn gửi gắm kinh nghiệm và suy nghĩ của đại đa số dân tộc mình qua câu tục ngữ. Ý câu tục ngữ muốn nói rằng bình thường sống ở trên đời tiền tài, của cải luôn là thứ khiến cho con người nhầm tưởng nó là thứ quý giá nhất trên đời.
Từ khi xuất hiện tư hữu, xuất hiện người giàu người nghèo thì của cải chính là thứ quyết định xem một người có cuộc sống giàu sang hay nghèo khổ. Tiền tài là phương tiện để con người có thể sống, không có tiền con người không thể sống ấm no được. Đồng ý là vậy, thế nhưng tiền không phải là tất cả và đặc biệt nó không thể nào quan trọng hơn con người được. Bởi vì con người thì có thể làm ra tiền còn tiền thì không thể đẻ ra con người được. Có những người vì quá ham tiền tài, của cải mà đánh mất chính mình, thậm chí bất chấp tất cả lương tâm để cướp đoạt tiền bạc của người khác.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên chúng ta nên quý trọng chính bản thân mình và quý trọng con người nói chung. Đừng vì tiền bạc, của cải mà coi khinh người khác hay làm những điều sai trái. Một người có thể làm ra mười của còn mười của không thể nào làm ra một mặt người được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×