Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc tính, lối sống của trai sông là gi?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
10.607
36
12
Ngoc Hai
23/11/2017 20:35:55
Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
- Về cấu tạo :
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy :
  • Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.
  • Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.
  • Cơ chân kém phát triển.
- Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân
phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và
sinh sản.
- Về dinh dưỡng :
+ Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.
+ Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ...) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.
- Về sinh sản :
+ Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.
+ Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.
+ Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
20
Deano
23/11/2017 20:36:28

Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30 cm một giờ, vì cơ chân của trai kém phát triển, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn rất bằng phẳng.

Tốc độ di chuyển: 20-30cm/giờ
Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm mệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra. Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn( thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ô-xi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào.Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu kút nước để lọc lấy vụn hữu cơ,động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước

Trai sông thụ tinh ngoài. Cơ thể trai phân tính.Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm.

Vòng đời: Trai cái trưởng thành;Trai đực trưởng thành=> Trứng(tấm mang) + tinh trùng=> Ấu trùng( trong mang mẹ) => Ấu trùng( da và mang cá) => Ấu trùng(rơi xuống bùn)=> *từ đầu*

10
13
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
23/11/2017 20:36:37
Giải :
Đặc tính, lối sống của trai sông là sống ở ao , sông, hồ ...
14
13
23/11/2017 20:37:19
- đặc tính: cơ thể phân tính có đực có cái
- lối sống:
+thức ăn: vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh
+ dinh dưỡng thụ động
+ hô hấp qua 2 mang
+ lọc thức ăn ở lỗ miệng nhờ sự rung động của tấm lông trên miêng
11
12
AttheendloveBTS
23/11/2017 20:44:04
1. Vỏ trai
- Vỏ trai có 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.
- Vỏ trai có 3 lớp : lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ ở trong.
2. Cơ thể trai.
- Dưới vỏ là áo trai :mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi, mặt trong áo tạo thành khoang áo là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai.
- Tiếp đến là hai tấm mang ở mỗi bên.
- Trung tâm cơ thể : phía trong là thân trai và phía ngoài là chân trai
- Vỏ trai gồm 3 lớp : Lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ.- Trong vỏ trai là áo trai, Phía ngoài tiết lớp vỏ đá vôi, bên trong là khoang áo.- Trong khoang áo là hai tấm mang ở mỗi bên. Trung tâm cơ thể thân trai,phía ngoài là chân trai.
3. Lối sống:
- Khí gặp nguy hiểm, trái có chân , khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong vỏ, do vỏ cứng nên ke thù không thể nào ăn phần bên trong của trai.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo