Dàn ý Phân tích bài thơ Sang Thu mẫu 2Mở bài:
+ Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc của thơ ca từ truyền thống tới hiện đại (xưa tới nay). Mùa thu trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Thi ca cũng có rất nhiều trang viết rất hay về mùa thu.
+ Đã rất nhiều nhà thơ thành danh đánh dấu tên tuổi của mình những bài thơ viết về mùa thu như là Nguyễn Du, Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu
+ Viết về đề tài mùa thu: Hay, hấp dẫn nhưng rất khó (theo mình nghĩ: Chắc tại có nhiều người viết về nó!!!) ->Hữu Thỉnh đã vượt qua được khó khăn thử thách để đóng góp cho văn học Việt Nam một thi phẩm xuất sắc về mùa thu. Đó là bài thơ: Sang thu
Thân bài:
*Khổ 1:
+ Tính từ "Bỗng" bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú
+ Hình ảnh "hương ổi" được cụ thể hóa qua sự chuyển đổi cảm giác; "hương ổi" không phải chỉ được cảm nhận bằng khứu giác mà còn được cảm nhận bằng các giác quan khác nữa như thị giác, xúc giác qua cách sử dụng từ "nhận ra"
+ Hình ảnh "hương ổi" đặc trưng của mùa thu mộc mạc, dơn sơ, giản dị + hương ổi thơm dịu, nhẹ, thanh
=>Hấp dẫn, thoải mái, nhẹ nhàng
+ Động từ "phả" hương ổi nhiều, đậm đặc
Nhẹ nhành, lan tỏa, bao trùm ko gian + hình ảnh "gió se" gió mang theo hơi lạnh
=>Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng thích thú của nhà thơ khi phát hiện hương ổi lan tỏa ko gian và lẫn vào trong gió bắt đầu se lạnh
+ Nhân hóa "sương trùng trình qua ngõ" -> khiến cho người đọc có thể hình dung, cụ thể hóa sương như hình khối di chuyển chậm chạp qua từng ngõ nhỏ
+ Từ phỏng đoán “hình như” chưa chắc chắn chưa rõ ràng
Từ “đã” khẳng định chắc chắn
+ Kết hợp “hình như”+”đã”->khẳng định về sự hiện diện của mùa thu qua những tín hiệu “hương ổi” “gió se” “sương chùng chình” (mơ hồ)
=> thơ xưa viết về mùa thu thường sử dụng những tín hiệu như lá vàng, áo mơ phai, lá ngô đồng rụng, hoa cúc nhưng Hữu Thỉnh lại sử dụng những thi liệu khác mộc mạc, đơn sơ, giản dị nhưng cũng là đặc trưng của mùa thu.
* Khổ 2:
+ Nhân hóa
- Sông “dềnh dàng” dòng chảy nhẹ, chậm, thong dong, dịu dàng
- Chim “vội vã” bay đi di trú
-> Hình ảnh của thiên nhiên như “sông” “chim” nắm bắt được tín hiệu giao mùa của mùa thu nên đã chuyển mình phù hợp với không gian
+ Đối lập hoạt động của “sông” hoạt động của “chim”
Dềnh dàng vội vã
-> Nổi bật tín hiệu: Mùa thu đã thực sự hiện diện
+ Nhân hóa “đám mây…sang thu” gianh giới vô hình của mùa hạ và mùa thu bỗng trở nên cụ thể rõ nét qua hình ảnh của đám mây. Đây là 1 hình ảnh rất sáng tạo, độc đáo của Hữu Thỉnh thể hiện cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
=> Như 1 sự khẳng định mùa thu đã thực sự hiện hữu đang lan tỏa khắp đất trời qua cái nhìn say sưa, sự liên tưởng thú vị của tác giả.
*Khổ 3:
- Đối lập: “Vẫn còn”-“vơi dần”
Nắng mưa
- Nắng lan tỏa khắp không gian (còn nồng nàn)
- Mưa thưa dần, ít dần, hết dần
-> Bước chân của mùa thu đang lấn át dần ko gian để khẳng định sự làm chủ. Còn mùa hạ thì đang lui dần nhường chỗ cho mùa thu.
- Ẩn dụ + “sấm” biến động, khó khăn, bất ngờ trong cuộc sống
+ Hàng cây đứng tuổi: Những người lớn tuổi, từng trải
=>Những người từng trải không còn quá bất ngờ trước những biến động của cuộc sống.
- Từ sự hiện diện của mùa thu, tác giả suy ngẫm về đời người.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh mẫu 3a, Mở bài
- Mùa thu luôn là đề tài quen thuộc gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân
- Bài thơ “Sang Thu” khiến cho nhà thơ ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển giao mùa từ mùa hạ sang thu, cả bài thơ là một bức tranh thu tươi đẹp.
b, Thân bài
* Bức tranh thiên nhiên mùa thu được Hữu Thỉnh phác họa một cách sinh động và giàu sức biểu cảm bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.
- Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người, tâm hồn của mình qua những tín hiệu:
+ Sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng, tiếng lá vàng rơi xào xạc.
+ Hương ổi bỗng phả vào gió se thơm ngào ngạt, nồng nàn đánh thức những cảm xúc trong lòng người.
+ Màn sương chùng chình qua ngõ, một chút ngỡ ngàng, bâng khuâng trong tâm hồn nhà thơ và sung sướng thầm thốt lên “Hình như thu đã về”.
+ Dòng sông, mưa, đám mây cũng có những tín hiệu sang thu =>Tác giả khẳng định rằng “Thu đến thật rồi”.
- Dấu hiệu của mùa thu trong thơ rất bình dị, gần gũi. Tác giả rất tinh tế, khéo léo để nhận ra sự thay đổi rất nhẹ nhàng, dịu dàng của mùa thu chỉ vừa mới chớm.
- Hình ảnh đám mây mùa hạ duyên dáng “Vắt nửa mình sang thu” thật thú vị và độc đáo.
- Tất cả như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu.
* Tác giả bắt đầu suy ngẫm, chiêm nghiệm thể hiện qua giọng thơ trầm hẳn ở bốn câu thơ cuối
- Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận, suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.
- Tác giả chiêm nghiệm và sự từng trải qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: Hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi
=> Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
- Mùa thu khép lại những ngày tháng sôi nổi, bồng bột của tuổi trẻ để mở ra một mùa mới, một không gian mới điềm đạm hơn.
* Nghệ thuật
- Với thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh đơn sơ, quen thuộc, biện pháp nghệ thuật nhân hóa những hình ảnh màn sương, đám mây,…làm cho bài thơ trở nên sinh động hơn.
c, Kết bài - Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bức tranh thu tươi đẹp với nhiều cảm xúc tinh tế.
- Cả bài thơ là bức tranh tuyệt mỹ được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim người nghệ sĩ.