Dấu gạch ngang khác và giống dấu nối như thế nào?
=> +) Dấu gạch ngang: Dấu (–) gạch ngang, dài hơn gạch nối; thường dùng để tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu; viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; đặt ở đầu dòng nhằm viết các phần liệt kê, các lời đồi thoại.
-Về bản chất: Dấu gạch ngang là một dấu trong câu
-Về hình thức và cách trình bày:
*Hình thức: Dài (–)
-Giá trị sử dụng: Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu; Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật; Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê; Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh; Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số; Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ;
+) Dấu gạch nối: Dấu (-) gạch nối, ngắn hơn gạch ngang; thường dùng để nối những thành tố đã được viết rời của từ đa tiết phiên âm.
-Về bản chất: dấu gạch nối là một dấu trong từ.
-Về hình thức và cách trình bày:
*Hình thức: Gạch nối ngắn (-)
-Giá trị sử dụng: Dấu gạch nối thường được dùng trong những trường hợp phiên âm tên người, tên địa danh nước ngoài; Dấu gạch nối cũng còn được dùng trong phiên âm tiếng nước ngoài, nhất là khi dùng cho những đối tượng người đọc nhỏ tuổi; Đặt giữa các con số chỉ ngày tháng năm.