Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia năm 2018 môn Ngữ Văn

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.316
0
0
Nguyễn Xuân Hiếu
25/06/2018 10:22:38
Nhanh thiệt :D

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mỹ hoa
25/06/2018 10:23:30
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 2. Các tiềm lực tự nhiên của đất nước được nhắc đến trong bài thơ: khoáng sản nơi núi non, châu báu dưới thềm lục địa, rừng đại ngàn và phù sa của những dòng sông.
Câu 3. Xác định câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích:
+ Còn mặt đất hôm nay em nghĩ thế nào?
+ Lòng đất giàu mặt đất cứ nghèo sao?
- Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: Khơi gợi niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên đất nước và ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc phát huy, khai thác những tiềm năng đất nước để thoát nghèo, để dựng xây cuộc sống no ấm, để phát triển đất nước mạnh giàu.
Câu 4.
- Giải thích quan điểm của tác giả: đất nước ta tuy giàu có tài nguyên, đó là tiềm lực mạnh mẽ, quý giá để phát triển đất nước nhưng nếu như không biết cách tận dụng, cứ mãi hát ca, tự hào mà không bắt tay làm việc, không có cách để đánh thức những tiềm năng thì nó sẽ mãi ngủ yên, không thể giúp cho đất nước phát triển, đời sống mỗi người dân được nâng cao.
- Nêu quan điểm cá nhân: Đồng tình với ý kiến trên
Bổ sung: Tài nguyên đất nước, qua nhiều năm chiến tranh, cũng như do ý thức kém của con người, đã bị hao hụt nhiều, không còn là “rừng vàng biển bạc” nữa. Do đó, cần phải chú ý trân trọng và có cách khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
1
0
mỹ hoa
25/06/2018 10:27:40

TLV câu 2:
A. Mở bài – nêu vấn đề của đề bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu; nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của “Chiếc thuyền ngoài xa”; từ đó dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: nhân vật Phùng trong truyện ngắn.

- Từ nhân vật Phùng cũng gợi nhiều liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng); qua đó ta thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ mà các nhà văn muốn gửi gắm.
B. Thân Bài: Triển khai vấn đề

cần làm nổi bật một số ý cơ bản như sau:

- Phùng là một người nghệ sĩ say mê công việc và có ý thức với nghề nghiệp, với công việc được giao. Để có được bức ảnh nghệ thuật ưng ý (theo yêu cầu của trưởng phòng), anh đã trở lại vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kì chống đế quốc Mĩ.

Phùng đã “phục kích” cả tuần, suy nghĩ và tìm kiếm mà chưa chụp được bức ảnh nào... Chứng tỏ Phùng là người không đơn giản, qua loa với công việc mà anh luôn hết lòng, tận tâm vì công việc.

- Phùng là người nghệ sĩ giàu cảm xúc và yêu cái đẹp. Khi phát hiện ra cảnh đẹp buổi sớm bình minh với con thuyền đẹp như mơ, như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”, Phùng đã rất xúc động, bối rối “trong tim như có cái gì bóp thắt vào”, anh thấy trào dâng trong mình niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh... Trong khoảnh khắc hạnh phúc của người nghệ sĩ chân chính yêu cái đẹp ấy, anh tưởng chính mình khám phá thấy “cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, thấy “cái đẹp chính là đạo đức”...

Như vậy, Phùng chứng tỏ mình là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát bằng đôi mắt tinh tường, “nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Rồi anh bấm liên thanh một hồi hết phần tư cuốn phim, như muốn thu vào mình cái khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn...

- Phùng cũng là người giàu tình cảm, tình yêu thương con người. Anh thấy người đàn bà bị đánh, anh đã lao ra can thiệp. Dù rằng anh bị đánh trả, bị thương và phải đưa vào trạm y tế của tòa án huyện... nhưng rồi anh vẫn tìm mọi cách để giúp đỡ người đàn bà bị bạo hành ấy.

- Phùng là kiểu nhân vật nhận thức, nhân vật tự ý thức: anh ý thức được các hành động việc làm của mình, từ việc cảm nhận bức tranh thiên nhiên tuyệt bích, lẫn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn đằng sau người đàn bà vùng biển có vẻ ngoài xấu xí. Và anh cũng đã dần nhận ra chân lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

- Để làm nổi bật những điều trên, nhà văn đã dùng nghệ thuật khắc họa nhân vật Phùng rất đặc sắc như: đặt nhân vật vào tình huống độc đáo để cho tính cách nhân vật bộc lộ; kết hợp lối tả thực với lối ngôn ngữ gợi cảm; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên...

Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

a. Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô:

+ Nhân vật Vũ Như Tô có nhiểu điểm giống với nhân vật Phùng.

  • Ông cũng là một nghệ sĩ có nhiều tài năng – người kiến trúc sư thiên tài và là người nghệ sĩ có tâm với nghề. Trải qua nhiều thăng trầm, ông đã sống và chết trong bi kịch của đời mình. Lúc đầu, Vũ Như Tô đã sáng suốt không muốn đem tài năng phục vụ Lê Tương Dực, xây dựng các cung điện để phục vụ cuộc sống xa hoa hưởng lạc của vua, nhưng về sau đã bị Đan Thiềm thuyết phục.

Trước nhan sắc và sự săn sóc “dịu dàng” của người cung nữ này mà Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ. Ồng Cả đã đem tài năng ra xây dựng Cửu Trùng Đài. Lí tưởng của nhà kiến trúc sư họ Vũ thật đẹp và lãng mạn là quyết đem tài năng để xây dựng nên một lâu đài hùng vĩ tráng lệ, có thể “tranh tinh xảo với hoá công”, “bền như trăng sao”, đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế...

  • Tuy được viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, văn hóa mà đối tượng tồn tại khác nhau; phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều có một điểm chung đã lật ra “lá bài của nghệ thuật”.

Qua hai nhân vật, các tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem lại bi kịch thảm khốc như của Vũ Như Tô hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của nghệ sĩ Phùng.

+ Tuy nhiên ở Vũ Như Tô có những điểm khác biệt với nhân vật Phùng.

  • Quan điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô hoàn toàn sai lầm, vì đó là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Xây dựng Cửu Trùng Đài là để phục vụ bạo chúa, vị hôn quân, đâu phải vì nhân dân. Hoài bão của Vũ Như Tô lãng mạn nhưng vô nghĩa.

Vũ Như Tô là một kẻ sĩ sống dưới thời loạn, ông bị đẩy xuống đáy bi kịch cuộc đời, trở thành một kẻ gàn, kẻ quẫn trí. Đan Thiểm khuyên ông trốn đi, nhưng ông vẫn cho rằng "không làm gì nên tội", thiên hạ "hiểu nhầm mà thôi”!.

Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chỉ vì chưa thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn.

Nghệ sĩ Phùng đã thấy được mặt trái của sự việc và đã kịp thời sửa sai; nhưng Vũ Như Tô phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình. Đó là kết quả tất yếu của cái nhìn đơn giản, hời hợt, xa rời thực tế của người nghệ sĩ.

b.Qua hai nhân vật, có thể rút ra những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ:

- Người nghệ sĩ cũng cần có tài năng, sự đam mê trong sáng tạo nghệ thuật.

- Người nghệ sĩ phải có tâm hồn nhạy cảm, biết yêu cái đẹp, biết phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp phong phú của con người và cuộc đời.

- Người nghệ sĩ cần giàu lòng yêu thương con người, trân trọng những số phận cảnh đời, biết nhìn đời bằng cái nhìn đa chiều, đa diện.

- Người nghệ sĩ cần có quan niệm nghệ thuật đúng đắn, tỉnh táo; phát hiện ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống; sống và viết có trách nhiệm với nhân dân, đất nước...

1
1
Deano
25/06/2018 10:46:33

I. LÀM VĂN

Câu 1.

1.Giải thích

_Tiềm lực đất nước là sức mạnh nội tại, tiềm tàng của đất nước. Về cả nhân lực, vật lực (tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh con người); ngoài ra còn có thể là sức mạnh phi vật thể ( giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử)

_Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả sáng tạo những tiềm lực ấy.

2. Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

_Đánh thức tiềm lực đất nước để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

_Cần phải đánh thức tiềm lực vì Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng biển bạc” nhưng tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất nước.

_Đánh thức tiềm lực đất nước không phải là khai thác “vô tội vạ” các tài nguyên đất nước khoáng sản… mà phải khai thác hợp lí, có hiệu quả, khai thác đi kèm phát triển bền vững, giữ gìn và bảo vệ cho con cháu mai sau.

3. Sứ mệnh, trách nhiệm đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay.

_Đó là trách nhiệm của tất cả cá nhân trong cộng đồng, không phải là trách nhiệm của riêng ai.

_Ý thức đúng đắn về tiềm lực của đất nước: không phải là vô tận để mà lãng phí.

_Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đất nước nói chung và tài nguyên đất nước nói riêng, từ đó tạo nên “sức mạnh chân chính của một quốc gia”, đặc biệt là trong xu thế hội nhập với thế giới.

4. Phản đề

_Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn “ngủ yên”.

_Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

5. Bài học hành động và liên hệ bản thân

Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.

Câu 2.

1. Giới thiệu chung

* Tác giả

- Quê quán: huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An.

- Gia nhập quân đội năm 20 tuổi.

- Từ năm 32 tuổi, tác giả chuyển sang hoạt động văn nghệ và chính thức trở thành nhà văn quân đội.

* Sự nghiệp sáng tác:

- Vị trí: Là cây bút đi tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Trước 1975: Là cây bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.

+ Sau 1975 (đầu những năm 1980): Chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

-> Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Phân tích vấn đề

2.1. So sánh sự đối lập với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh bạo lực trên thuyền

* Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa gắn liền với phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:

- “Cảnh đắt trời cho”:

+ Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu trời sương mù trắng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.

-> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.

- Cảm nhận của người nghệ sĩ:

+ Thấy rung động.

+ Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa.

+ Thấy hạnh phúc.

* Hình ảnh trên thuyền gắn liền với phát hiện về cuộc sống của người nghệ sĩ.

+ Đằng sau cái đẹp toàn mĩ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt…Đi sau người đàn bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền…

+ Đằng sau cái đẹp được gọi là toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau không nói câu nào…đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,…, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra…

-> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”,“mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”…

=> Nhận xét:

- Nhận thức của người nghệ sĩ: Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt – xấu, thiện – ác.

- Xứ mệnh người nghệ sĩ: Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy.

2.2. Liên hệ tác phẩm Hai đứa trẻ

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ

a. Cảnh phố huyện lúc đêm khuya và cảnh đợi tàu

* Cảnh phố huyện lúc đêm khuya

- Bóng tối ngập đầy không gian.

- Cảnh phố huyện gắn liền với những khiếp người sống mòn mỏi: chị Tí, bà cụ Thi điên,…

=> Hiện thực cuộc sống bế tắc, quẩn quanh, tăm tối.

* Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên

- Chờ đợi đoàn tàu, hoạt động cuối cùng của đêm.

- Đoàn tàu xuất hiện rộn rã, vui tươi, với ánh sáng rực rỡ.

- Đoàn tàu chỉ xuất hiện trong phút chốc, sau đó cả phố huyện chìm vào tăm tối.

=> Mơ ước, khát vọng đổi đời.

=> Nhận xét: Sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa hiện thực cuộc sống tối tăm với mơ ước đổi đời.

b. Liên hệ cách nhìn hiện thực của hai tác giả

* Giống nhau.

- Có những cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống.

- Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả.

* Khác nhau:

- Phong cách,

+ Thạch Lam nhà văn lãng mạn, cái hiện thực mơ màng, chưa sắc nét

+ Nguyễn Minh Châu nhà văn hiện thực, rõ ràng, sắc nét, chân thực hơn

- Thời đại:

+ Thạch Lam hiện thực chìm đắm trong sự buồn tẻ, cô đơn,

+ Nguyễn Minh Châu hiện thực đêm trước thời kì đổi mới, chiến tranh đi qua, còn nhiều suy tư, trăn trở

* Lí giải sự khác nhau

- Yêu cầu của sự sáng tạo, nhà văn không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình.

- Hai nhà văn thuộc hai giai đoạn sáng tác khác nhau, tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật khác nhau và chịu sự chi phối của thời đại.

3. Tổng kết

1
0
hữu
11/07/2018 13:17:32
thể thơ tự do
đất đai, sữa mẹ, áo em
tacsdungj : để hỏi và nghi vấn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×