Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Diễn biến kết quả của phong trào Đông Du và phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
558
0
1
Nguyenhoanganhtu
02/05/2019 19:00:46
Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.
ĐKNT do một nhóm sĩ phu Bắc Hà đồng sáng lập: Lương Văn Can (Thục trưởng, tức Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học) và Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Kỳ, Dương Bá Trạc, Vũ Hoành v.v… Họ đều là các nhà Nho, trong đó cử nhân Dương Bá Trạc mới 23 tuổi, cử nhân Nguyễn Hữu Cầu 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là Lương Văn Can 53 tuổi.
Do có cùng chí hướng và nhận thức, lại tiếp thu trào lưu duy tân từ Nhật Bản, Trung Quốc và tư tưởng tiên tiến của hai nhà đại cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, nên họ đã tự tìm đến với nhau họp bàn và nhất trí chủ trương noi gương Nhật Bản, trước hết mở trường dạy cho đông đảo đồng bào các kiến thức cần thiết nhất để làm cho dân giàu nước mạnh, cuối cùng tiến tới mưu đồ sự nghiệp giải phóng đất nước. Hai cụ Phan có liên hệ chặt chẽ với nhóm này. Do từng thăm trường Khánh ứng Nghĩa thục (Keio Gijuku, lập năm 1868) của Fukuzawa Yukichi ở Tokyo nên hai cụ rất hiểu tác dụng của giáo dục quốc dân đối với việc thực hiện “quốc phú binh cường” (nước giàu, quân mạnh) ở nước Nhật. Vì thế các cụ đã gợi ý nhóm sĩ phu nói trên lập ra ĐKNT.
Theo tài liệu do ĐKNT biên soạn thì đây là trường học đầu tiên được lập ở Việt Nam: “Nước Nhật Bản chỉ có 43 huyện mà có đến 26.824 trường tiểu học. Nước ta hơn 30 tỉnh, hơn 500 huyện mà chưa nghe ai nói tới mở trường. Than ôi! Chẳng phải là đáng giận lắm sao?”[1] Thực ra nước ta ngày ấy tuy chưa có trường học theo nghĩa có trường sở, có bộ máy tổ chức quản lý và giảng dạy, đào tạo học sinh theo một chương trình nhất định, nhưng cũng có không ít cơ sở giảng dạy văn hóa Nho giáo như các lớp học tại gia của thầy đồ. Cơ sở lớn nhất là Quốc tử Giám Văn Miếu, được gọi là “trường đại học đầu tiên”. Nhưng mọi hoạt động giáo dục thời xưa chỉ nhằm đào tạo người làm quan, như đạo Khổng dạy: Học nhi ưu tắc sĩ (Học giỏi thì ắt làm quan). Về sau, từ cuối thế kỷ XIX, Thống sứ Trung Bắc lưỡng kỳ Paul Bert (nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp) bắt đầu mở một số trường tiểu học Pháp-Việt nhằm đào tạo người làm việc cho thực dân Pháp. Nhưng một trường học kiểu ĐKNT thì đúng là nước ta chưa từng có (kể cả hiện nay)!
Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.
Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân...đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội.
Sau khi bàn bạc, hội nghị thành lập hội đã đề ra ba nhiệm trước mắt, đó là: *Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính.
Xúc tiến chuẩn bị bạo động và các công việc khác sau khi khởi phát bạo động.
Xác định phương châm ra nước ngoài cầu viện, và cách thức tiến hành.
Hai khoản trên giao cho toàn thể hội viên đảm đương, còn khoản thứ ba thì ủy thác cho Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn kín rồi thực hiện, các hội viên khác không được biết.
Và theo Nguyễn Hàm, thì nước Tàu hiện nay quốc thể đã suy hèn, cứu mình không xong thì cứu được ai. Duy nước Nhật Bản là một nước tân tiến ở trong nòi giống da vàng mới đánh được Nga, dã tâm đang hăng lắm. Tới đó, đem hết lợi hại tỏ với nó, tất nó ứng viện cho ta. Nếu nó không xuất binh nữa mà (ta tới) mướn tư lương mua khí giới, tất có thể dễ lắm...[1] Sau đó, việc sang Nhật Bản cầu viện đã được đông đảo hội viên tán thành.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×