Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Diễn biến trận chiến Điện Biên Phủ, nhận xét?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
852
0
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
07/04/2018 19:09:28
*Những diễn biến sau trận Điện Biên Phủ
Ngày 07/5/1954 ta thắng Pháp tại Điện Biên Phủ, đặt dấu chấm hết cho số phận quân Pháp tại Việt nam và Đông Dương. Chiến thắng này đã dân tới sự bàng hoàng cho chính nước Pháp, đe dọa chủ nghĩa Thực dân mà Pháp đang áp đặt tại một loạt các nước thuộc địa ở Á, Phi và Mỹ La Tinh. Hội nghị Genève bàn về vấn đề Đông Dương sau đó một ngày đã buộc Pháp phải thực hiện việc rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tại nơi này.  
Trong hồi ký "Đông Dương hấp hối", Navarre có viết "sự thất thủ của cứ điểm Điện Biên Phủ sẽ là một cú sốc về mặt tâm lý vừa khắc nghiệt, vừa gây ấn tượng rất mạnh", đã cho thấy tác động mạnh mẽ của nó tới tinh thần nước Pháp, và những người trực tiếp tham gia chiến đấu như thế nào nhưng vẫn ngụy biện và phân trần trước báo giới, rằng lực lượng đồn trú tại Điện Biên Phủ chỉ khoảng 5% của toàn bộ lực lượng quân đội Pháp tại Đông Dương, Việt Minh thiệt hại hơn nhiều; và Pháp đã đạt được mục đích cứu được nước Lào, giữ được vùng châu thổ.
Về phía quân ta, sau chiến thắng từ trung tuần tháng 5/1954, lực lượng vũ trang ta đã đẩy mạnh sức ép chung quanh đồng bằng Bắc Bộ. trung đoàn 95 thuộc Đại đoàn 325 làm lực lượng dự bị của Bộ ở Nghệ An, được điều gấp ra hà Nam; Trung đoàn 64 của 320 tiếp tục đứng chân ở Thái Bình; hai Trung đoàn khác của 320 là 48 và 52 vẫn hoạt động ở Nam Định và Hà Nam. Các đơn vị của ta liên tục tiêu diệt nhiều địch tại Phủ Lý, giải vây Triều Dương, giải phóng huyện Giao Thủy và nam Hưng Yên.
Các đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cũng được lệnh hành quân về giải phóng đồng bằng Bắc bộ. Trung đoàn 102 và trung đoàn 36 của 308 tiến vào Bắc Ninh, Bảc Giang. Trung đoàn 9, Trung đoàn 57 của 304 xâm nhập địch hậu Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây và Hà Đông. Trung đoàn 66 của 304 phối thuộc với 325 vẫn tiếp tục hoạt động ở Trung Lào. Nổi lên những trận đánh: Ngày 03/6, ta phục kích ở Triều Dương (Nam Định) diệt và bắt sống 500 tên; cùng ngày, Trung đoàn 48 và 52 phối hợp đánh Đông Biên (Nam Định) tiêu diệt tiểu đoàn khinh quân ngụy 702 và bốn đại đội địa phương quân, diệt 170 tên, bắt sống 621 tên, thu toàn bộ vũ khí; Trung đoàn 9 bức rút nhiều đồn bốt ở địch hậu Nam Định, Ninh Bình, và bức hàng hai vị trí Chùa Cao, Phúc Nhạc; Trung đoàn 36 đánh vị trí công sự mới Cầu Lồ ở Bắc Giang.
Các cuộc thương thuyết được giữa hai bên được tiến hành để Việt Nam trả lại cho Pháp số thương binh nặng. Pháp đã cử đại tá bác sĩ Huard, Khoa trưởng Khoa Y trường Đại học Hà Nội, chỉ huy một nhóm công tác nhận lại số thương binh nặng và giải quyết những vấn đề có liên quan, cũng chính là người hơn 40 năm trước đã tới Thất Khê nhận thương binh sau chiến dịch Biên Giới. Bằng chính sách khoan hồng, Việt nam không chỉ trao trả mà còn chăm sóc, điều trị hàng trăm lính Pháp và Âu Phi. Sau này, khi ký biên bản, bác sĩ Huard còn “bày tỏ lòng kính trọng đối với chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cảm ơn Quân đội nhân dân Việt Nam, nhờ họ mà việc mang thương binh đi đã có thể diễn ra trong điều kiện tốt nhất và đặc biệt là nhân viên y tế về những sự chăm sóc dành cho các thương binh quân đội viễn chinh Pháp từ khi thất thủ Điện Biên Phủ đến khi họ ra đi”.
Bộ Chỉ huy Việt Minh cũng yêu cầu Pháp phải từ bỏ mọi hoạt động không quân nhắm vào những con đường mà bộ đội sử dụng để trở về vùng châu thổ; nhưng Pháp vẫn tiến hành những cuộc đánh bom. Mặc dù thường xuyên phải di chuyển vào ban đên hoặc những lúc thời tiết xấu, Pháp vẫn không thành công trong việc cắt đứt một cách có hiệu quả con đường thu quân của ta.
Đầu tháng 6/1954, Pháp cử tổng chỉ huy thứ tám sang Đông Dương, là tướng Ely cùng với phụ tá đã quá am hiểu Việt Nam, Xalan. Nhiệm vụ chủ yếu của Ely là bảo vệ đội quân viễn chinh và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. An Khê, Tây Nguyên và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ là những vị trí khá quan trọng với Pháp, theo lệnh Ely được lệnh rút quân, do gặp phải những cuộc tấn công mạnh mẽ của Việt Minh. Khoảng 1.200 người trong đó có viên quan năm và cơ quan chỉ huy cùng với 250 xe cơ giới và toàn bộ lực lượng pháo binh bị tiêu diệt trong cuộc hành binh rút quân này.
Từ cuối tháng 6/1954, Bộ tổng tham mưu chỉ thị cho các đơn vị hành động theo phương châm: "tích cực mạnh bạo, cơ động linh hoạt nhưng phải đảm bảo thắng lợi, tránh đánh ẩu, không ham ăn to, không ham đánh điểm... Phải có kế hoạch phòng không, phòng pháo, đánh cơ giới, đánh ca nô, tàu chiến địch". Ta đánh địch tại nhiều vị trí ở Thái Bình, Ninh Bình, nam Định, Phủ Lý, Sơn tây, Hưng Yên, Ninh Giang. Suốt tám năm kháng chiến, ta chưa giải phóng một thành phố, một thị xã ở đồng bằng. Chỉ trong vài ngày ta đã giải phóng một thành phố, ba thị xã và một số thị trấn. Một năm trước, ta chỉ mong duy trì và mở rộng một số căn cứ ở vùng nông thôn hậu địch đồng bằng. Bây giờ cả một vùng đồng bằng rộng lớn đã về tay ta.
*Nhận xét
Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại năm 1954 để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là sự kết tinh trí tuệ, bản lĩnh của Đảng, với một bộ chỉ huy thao lược, tài ba gồm những cá nhân xuất sắc; về vai trò tiên phong, gương mẫu hy sinh của những người đảng viên…
Trong các bài học ấy,chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc to lớn, đó là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, “cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức”, “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”(1).
Với tinh thần ấy, trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã có nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được huy động và phát huy.
Đến chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được huy động ở mức cao nhất.
Quân và dân ta ở khắp các địa phương trong cả nước, từ Tây Bắc, Liên khu 3, Tả ngạn, đến Bình –Trị Thiên, Liên khu 5, Bắc Tây Nguyên, Sài Gòn – Gia Định, Nam Bộ…đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Tiểu Khả Ái
07/04/2018 19:09:54
Diễn biến trận chiến Điện Biên Phủ:
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13­3 và kết thúc vào ngày 7­5­ 1954, gồm 3 đợt tấn công.
*Đợt 1: Ta tiêu diệt toàn bộ phân khu Bắc
*Đợt 2: Ta tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm.
*Đợt 3: Ta tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam.
-Chiều ngày 7­5­1954 tướng Đờ­ cat­ xtơ­ri và ban tham mưu của địch đầu hàng.
*Nhận xét:
–Trận chiến đã đập tan kế hoạch Nava.
– Buộc Pháp phải ký với ta Hiệp định Giơ­ne­vơ.
- Là một trận đánh vĩ đại nhất của dân tộc ta, gây"chấn động địa cầu"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo