Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đây là một cách miêu tả một cách phóng đại, lông mũi mà lại tính bằng “gánh”, mà ở đây còn là tận “mười tám gánh”. Bình thường, người con gái phải rất chăm chút cho ngoại hình của mình, nhất là trong thời xưa, người con gái càng bị soi xét nhiều về vẻ bề ngoài. Vậy mà cô gái này lại để lông mũi mình bị người nhìn vào tả lại rằng mũi mình có cả gánh lông. Bình thường, gánh là để chỉ một khối khá lớn rơm, rạ, rau, cỏ, chứ ai lại lấy lông mũi đo bằng gánh bao giờ? Con số mười tám cũng chỉ là con số tượng trưng, để nói rằng lông mũi của cô gái này quá nhiều. Một người con gái như thế, có lẽ sẽ nhận được sự phê phán của ngay cả người thân nhất của mình. Tuy nhiên, người chồng của cô lại yêu cô đến mức ví lông mũi của cô như “râu rồng trời cho”. Rồng là một con vật tượng trưng cho một thế lực bí ẩn,khiến cho tất cả mọi người đều kính trọng. Râu rồng, đương nhiên cũng là một thứ rất đẹp, rất quý. Còn là thứ “trời cho”. Nghĩa là, anh chồng coi việc cô vợ mình có lông mũi là việc rất bình thường, thậm chí còn đẹp, còn đáng quý như những thứ được trời cho.
"Ước gì sông rộng một gang" - đòi hỏi phi lí quá! Nhưng có thật là nó phi lí? Nếu thực tế có sông rộng một gang thì cần gì phải ước! Người ta chỉ ước về một điều không thể, khó hoặc chưa thể xảy ra. Vậy ước như cô gái đã ước là có lí chứ! Giả định có một ai đó hoạnh họe, bắt bẻ, hẳn nhân vật trữ tình có thể biện bạch như trên. Nhưng thôi, hãy ngừng việc vặn vẹo để xem cô gái ước như thế vì lẽ gì. Đơn giản thôi, nếu sông rộng một gang thì cô mới có cơ hội mời được người yêu của mình sang chơi, qua chiếc cầu cô vừa bắc bằng dải yếm. Rõ là oái oăm, sao lại cầu bằng dải yếm? Thì "vật liệu" bắc cầu sẵn có đó thôi, cần gì phải tìm kiếm đâu xa. Vả lại, mời chàng sang chơi cơ mà. Tôi phải làm sao thể hiện được thịnh tình của mình chứ. Cái dải yếm vốn gắn bó như một với con người tôi, hẳn không còn có vật liệu bắc cầu nào trân quý và vừa vặn hơn nó nữa...
Ta vừa thử làm một cuộc "phản biện" nhỏ đối với diều ước của nhân vật trữ tình. Qua "phản biện", hẳn mọi người đều nhận ra tính chặt chẽ về cấu trúc của bài ca dao. Nhưng cái hay về mặt cấu trúc chưa phải là tất cả tác phẩm. Người đọc ngày nay thích bài ca dao rất có thể còn vì thái độ của nhân vật trữ tình. Tình yêu của cô rộng mở và cô dám bộc lộ nó một cách thẳng thắn, bạo dạn. Cô lại còn quá chu đáo nữa: sông đã rộng một gang thì còn cần chi đến cầu, kể cả cầu bé, vậy mà cô vẫn quyết đem dải yếm ra bắc, có lẽ đểngười yêu cảm thấy vững dạ hơn, cảm thấy... chắc ăn hơn!
Trước một thái độ, một tấm chân tình như thế, chàng trai được yêu, được mời hẳn sẽ không kiên nhẫn ngồi đợi cái ngày điều ước sông rộng một gang thành hiện thực. Anh sẽ quyết đến với cô gái, bất kể việc cầu chưa bắc, thuyền chưa tới và bất chấp sóng to, gió cả!.
Tiếng đồn chỉ là tiếng đồn còn sự thật không đúng như vậy . Cha mẹ anh là người keo kiệt và tham tiền .
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |