Câu chuyện đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá. Đó là bài học về nói đi đôi với làm, đã nói là phải làm cho kỳ được, phải có kế hoạch để thực hiện lời hứa, quy định do mình đã đặt ra:“Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào?
Ở mỗi cương vị công tác, lời nói phải đi đôi với việc làm. Cán bộ vận động nhân dân ủng hộ tiền, hiến đất để làm đường giao thông, các công trình phúc lợi công cộng, thì bản thân gia đình cán bộ phải gương mẫu trước. Đã nói, đã hứa thì phải thực hiện cho kỳ được. Cán bộ hứa trả lời dân về chủ trương, chính sách thì phải nghiên cứu mà giải thích cho dân đúng hẹn. Thày giáo hứa tổ chức cho lớp đi học ngoại khóa thì phải thực hiện,…. Nếu nói mà không làm, hứa mà không thực hiện thì mất uy tín của Đảng với dân, dân không tin Đảng. Như vậy cán bộ mà làm ảnh hưởng đến Đảng là cán bộ kém.
Câu chuyện cũng để lại cho chúng ta bài học "mình vì mọi người": “Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.
Không nên vì mình mà mọi người phải chờ đợi, phải lãng phí thời gian vô ích. Không nên vì mình mình mà làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều người khác.
Ở mỗi cương vị công tác, chúng ta có thể rút ra bài học cho chính mình: Cô giáo đến chậm 10 phút thì cả lớp học hàng chục người phải chờ, lãng phí thời gian, làm ảnh hưởng đến việc học của lớp khác và nề nếp của nhà trường; anh công nhân đến chậm vài phút làm cả dây chuyền phải ngừng lại; cán bộ đến họp chậm làm mọi người phải chờ,... Một mình mình làm nhiều người bị mất thời giờ là thiếu tôn trọng người khác. Thiếu tôn trọng bản thân mình, như thế là người không có lòng tự trọng.
Câu chuyện cũng để cho chúng ta bài học về tiết kiệm thời gian, “thời gian là vàng, bạc”, “Một tấc bóng, một tấc vàng”.
Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm tiền của, công sức của mình, của cán bộ và của nhân dân: "10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây".
Quỹ thời gian của con người có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Thời gian quý hơn vàng, bạc. Vì vậy tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh, văn minh nhất. Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình: đó là làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thày cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.
Tiết kiện là ngược lại với lãng phí. Thực hành tiết kiện là một hành động tích cực chống lại căn bệnh tham ô, lãng phí quan liêu. Tiết kiệm nhân lực, thời gian, của cải vật chất,.. là những việc làm thiết thực, cụ thể để mỗi người tự hoàn chỉnh mình, tích cực thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.