Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Nêu tên tác giả và văn bản chứa đoạn trích? Văn bản được viết theo thể loại nào? Giải thích nhan đề văn bản?

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.424
0
0
Yamashita Hana
30/04/2018 23:47:42
Câu 1:
•Đoạn trích thuộc tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí của nhóm tác giả Ngô gia văn phái ( trong đó có 2 tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du)
•Văn bản được viết theo thể Chí
•Ý nghĩa nhan đề :ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Yamashita Hana
30/04/2018 23:56:13
Phần II
Cậu1 •Đoạn trích thuộc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/05/2018 11:33:35
C4:
Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ, tên thật là Nguyễn Huệ, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào. Đồng thời. khi ở cương vị hoàng đế, ông cũng tỏ rõ tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/05/2018 11:35:40
C3:

Ở nhân vật Vũ Nương là hội tụ vẻ đẹp của một con người lý tưởng, có đầy đủ vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người con gái có ngoại hình xinh đẹp, lại thêm tính cách cao quý. Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Dữ giới thiệu ngày từ đầu thiên truyện: “Vũ Thị Thiết… tính đã nết na thùy mị, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Sự kết hợp toàn vẹn giữa vẻ đẹp hình dung và vẻ đẹp tâm hồn khiến cho Vũ Nương trở thành mẫu người lý tưởng của xã hội phong kiến đương thời. Cũng chính vì thế mà Trương Sinh đem lòng say mê, đã không ngại ngần xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Khi về làm vợ Trương Sinh, những phẩm chất tốt đẹp ấy có dịp để thể hiện, phô bày. Nàng tỏ ra hiểu tính chồng, hết lòng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa. Nàng luôn cư xử đúng mực, hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình. Khi tiễn chồng ra trận, nàng ân cần gửi lòng tha thiết, chỉ mong cầu được bình an, chẳng mong gì công danh phú quý: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình an….”. Xong nàng ứa nước mắt, lòng buồn bã khôn xiết. “Chuyện người con gái Nam Xương” được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật là “Vợ chàng Trương” vốn được lưu truyền trong nhân gian. Trên cơ sở một câu chuyện cổ tích, Nguyễn Dữ đã có những hư cấu và sáng tạo tình tiết kì ảo để “Chuyện người con gái Nam Xương” trở thành một áng văn hấp dẫn, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn. Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận, Vũ Nương một mình ở nhà thay chồng phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ, canh cánh bên chồng nỗi mong nhớ người biên ải mà đêm dài thao thức. Người mẹ vì tuổi già sức yếu, không thể đợi con trở về, đã sớm xa lìa sự sống. Trước khi mất còn trối lời cảm ơn và cầu mong phúc lành cho con dâu hiếu thảo: “Xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ”. Có thể nói, Vũ Nương đã sống trọn vẹn đức hạnh đối với gia đình. Nàng vừa là một người vợ đảm đang, người mẹ tận tụy, vừa là một con dâu hết lòng hiếu thuận. Tấm lòng của nàng có thể làm cảm động trời đất. Không những thế, đối với xung quanh, nàng rất hòa nhã nhu mì khiến cho ai cũng mến yêu cảm phục. Nàng chính là một mẫu mực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cần có. Thế nhưng, cuộc đời nàng lại xảy ra nhiều bất hạnh hết sức thương tâm.

1
0
1
0
1
0
1
0
Quynh Anh
02/05/2018 00:50:19
Đề 1 Phần 1 Câu 3

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×