LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đóng vai anh thanh niên kể lại văn bản Lặng lẽ Sapa

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.684
5
1
....^_^....
25/12/2017 16:20:20
Tôi là một người thanh niên sống và làm việc tại đỉnh Yên Sơn – nơi có độ cao hai nghìn sáu trăm mét. Chắc mọi người cũng thắc mắc tôi làm gì ở nơi cao thế này. Tôi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Một mình ở nơi lặng lẽ Sapa này buồn lắm, “thèm người quá” nên tôi tìm cách để gặp gỡ mọi người mỗi khi đi qua đây. Và một lần trong số đó tôi đã quen được bác tài xế, ông họa sĩ, cô kĩ sư để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi.
Lặng lẽ Sapa – Ản mình trong sương Khi tôi mới lên công tác chưa quen nên rất muốn gặp gỡ mọi người. Tôi bền lăn khúc gỗ ra giữa đường xem có xe nào đi qua không.Ngay sau đó, một chiếc xe đi lên, thấy khúc gỗ chắn ngang đường liềndừng lại gọi mọi người xuống đẩy bỏ đi. Tôi lao ra bảo mọi người cùng đẩy bỏ. Đẩy xong một bác tài xế ra hỏi:” Ai đã đẩy khúc gỗ ra giữa đường đấy”. Tôi ngại quá, đỏ mặt, tôi bảo với họ rằng tôi mới lên công tác chưa quen nên nghĩ ra cách này để gặp gỡ mọi người. Thế là tôi đã quen với bác tài xế và bác hứa với tôi rằng mỗi tháng có chuyến xe qua sẽ dừng lại cho tôi nói chuyện, làm quen với mọi người. Lúc đó, tôi rất sung sướng và chỉ mong một tháng trôi qua thật nhanh.
Trong những ngày công tác, chán quá tôi liền tự tìm thú vui cho mình. Không chỉ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, tôi trồng hoa, trồng cây thuốc quý, đọc sách…Và chính những thứ này tôi đã gây cảm tình với ông họa sĩ già và cô kĩ sư.
Lần đó, bác tài xế đã giới thiệu cho tôi hai người đó, họ có ba mươi phút tôi bèn dẫn họ lên thăm nhà. Tôi hái thật nhiều hoa để tặng cô kĩ sư, cô ấy rất thích. Rồi tôi giới thiệu qua công việc của mình cho cô kĩ sư và ông họa sĩ nghe. Tôi đưa họ vào trong nhà. Ông họa sĩ ngạc nhiên khi ở cái nơi “lặng lẽ Sapa” này tưởng tôi ở một mình thì mọi thứ chắc bề bộn lắm. Ấy vậy mà ông lại thấy căn phòng của tôi quá ngăn nắp. Cô kĩ sư ra tủ sách chọn lấy một quyển và ngồi đọc. Tôi và ông họa sĩ trò chuyện với nhau. Ông hỏi:
– Quê anh ở đâu thế?
– Quê cháu ở Lào cai này thôi…-Tôi trả lời
Dường như, càng nói chuyện thì ông họa sĩ càng thích tôi. Cuối cùng, ông ra quyết định sẽ vẽ chân dung tôi. Tôi ngượng lắm, liền từ chối mãnh liệt. Tôi cảm thấy tôi không xứng đáng để được vẽ, còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học trên mảnh đất này, họ cũng là những nhân tài và rất xứng đáng để được phác họa chân dung. Nhưng ông đã bắt đầu phác thảo khuân mặt của tôi, bằng vài nét, họa sĩ đã gần như ghi xong gương mặt của tôi.
Tôi nhìn đồng hồ và kêu lên:
– Trời ơi, chỉ còn năm phút…!
Tôi giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trờ vào liền, tay cầm một cái làn.Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Tôi kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
Chúng tôi tạm biệt nhau, ông họa sĩ già hứa sẽ lên thăm tôi một lần nữa.
Đến lượt cô kĩ sư. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi
– Chào anh.
Tôi đưa cho cô kĩ sư quyển sách và chiếc khăn mùi soa. Tôi nắm tay cô ấy, cả hai chúng tôi dường như đã cảm nhận được tình cảm của nhau.
Tôi ấn cái làn vào tay bác họa sĩ già và nói vội vã:
– Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe.
Tôi tạm biệt họ, tôi nghĩ rằng bao giờ mới có thể gặp lại hai người này. Đặc biệt là cô gái. Và tôi cảm thấy dường như chính tôi và cô gái ấy đều thấy có cảm tình với nhau. Và tại nơi lặng lẽ Sapa này một tình yêu chớm nở giữa tôi và cô kĩ sư.
Tôi biết rằng câu chuyện giữa chúng tôi thật ngắn ngủi nhưng để lại trong mỗi mỗi chúng tôi: ông họa sĩ, tôi và cô ấy…những cảm xúc không thể nào quên. Nơi mà tình người như cao cả hơn cả đất trời, nơi ấy tình yêu cũng đơn hoa kết trái và nơi ấy chúng tôi gọi là nơi lặng lẽ Sapa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
Trần Thị Huyền Trang
25/12/2017 16:20:36
Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" thực chất là bác học sỉ già. Bạn chỉ cần xưng tôi ở những đoạn xuất hiện anh thanh niên là được. Nhưng bạn cần lưu ý đoạn "...Đến lượt cô gái từ biệt...... hay nhìn ta như vậy..." bạn nhé!
4
1
Bạch Dương
25/12/2017 16:53:51
Khi tôi mới lên công tác chưa quen nên rất muốn gặp gỡ mọi người. Tôi bền lăn khúc gỗ ra giữa đường xem có xe nào đi qua không.Ngay sau đó, một chiếc xe đi lên, thấy khúc gỗ chắn ngang đường liềndừng lại gọi mọi người xuống đẩy bỏ đi. Tôi lao ra bảo mọi người cùng đẩy bỏ. Đẩy xong một bác tài xế ra hỏi:” Ai đã đẩy khúc gỗ ra giữa đường đấy”. Tôi ngại quá, đỏ mặt, tôi bảo với họ rằng tôi mới lên công tác chưa quen nên nghĩ ra cách này để gặp gỡ mọi người. Thế là tôi đã quen với bác tài xế và bác hứa với tôi rằng mỗi tháng có chuyến xe qua sẽ dừng lại cho tôi nói chuyện, làm quen với mọi người. Lúc đó, tôi rất sung sướng và chỉ mong một tháng trôi qua thật nhanh.
Trong những ngày công tác, chán quá tôi liền tự tìm thú vui cho mình. Không chỉ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, tôi trồng hoa, trồng cây thuốc quý, đọc sách…Và chính những thứ này tôi đã gây cảm tình với ông họa sĩ già và cô kĩ sư.
Lần đó, bác tài xế đã giới thiệu cho tôi hai người đó, họ có ba mươi phút tôi bèn dẫn họ lên thăm nhà. Tôi hái thật nhiều hoa để tặng cô kĩ sư, cô ấy rất thích. Rồi tôi giới thiệu qua công việc của mình cho cô kĩ sư và ông họa sĩ nghe. Tôi đưa họ vào trong nhà. Ông họa sĩ ngạc nhiên khi ở cái nơi “lặng lẽ Sapa” này tưởng tôi ở một mình thì mọi thứ chắc bề bộn lắm. Ấy vậy mà ông lại thấy căn phòng của tôi quá ngăn nắp. Cô kĩ sư ra tủ sách chọn lấy một quyển và ngồi đọc. Tôi và ông họa sĩ trò chuyện với nhau. Ông hỏi:
– Quê anh ở đâu thế?
– Quê cháu ở Lào cai này thôi…-Tôi trả lời
Dường như, càng nói chuyện thì ông họa sĩ càng thích tôi. Cuối cùng, ông ra quyết định sẽ vẽ chân dung tôi. Tôi ngượng lắm, liền từ chối mãnh liệt. Tôi cảm thấy tôi không xứng đáng để được vẽ, còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học trên mảnh đất này, họ cũng là những nhân tài và rất xứng đáng để được phác họa chân dung. Nhưng ông đã bắt đầu phác thảo khuân mặt của tôi, bằng vài nét, họa sĩ đã gần như ghi xong gương mặt của tôi.
Tôi nhìn đồng hồ và kêu lên:
– Trời ơi, chỉ còn năm phút…!
Tôi giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trờ vào liền, tay cầm một cái làn.Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Tôi kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
Chúng tôi tạm biệt nhau, ông họa sĩ già hứa sẽ lên thăm tôi một lần nữa.
Đến lượt cô kĩ sư. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi
– Chào anh.
Tôi đưa cho cô kĩ sư quyển sách và chiếc khăn mùi soa. Tôi nắm tay cô ấy, cả hai chúng tôi dường như đã cảm nhận được tình cảm của nhau.
Tôi ấn cái làn vào tay bác họa sĩ già và nói vội vã:
– Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe.
Tôi tạm biệt họ, tôi nghĩ rằng bao giờ mới có thể gặp lại hai người này. Đặc biệt là cô gái. Và tôi cảm thấy dường như chính tôi và cô gái ấy đều thấy có cảm tình với nhau. Và tại nơi lặng lẽ Sapa này một tình yêu chớm nở giữa tôi và cô kĩ sư.
Tôi biết rằng câu chuyện giữa chúng tôi thật ngắn ngủi nhưng để lại trong mỗi mỗi chúng tôi: ông họa sĩ, tôi và cô ấy…những cảm xúc không thể nào quên. Nơi mà tình người như cao cả hơn cả đất trời, nơi ấy tình yêu cũng đơn hoa kết trái và nơi ấy chúng tôi gọi là nơi lặng lẽ Sapa.
2
2
Quỳnh Anh Đỗ
25/12/2017 18:42:08
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài:
– Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm ấy.
– Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện “trong cái lặng im… đất nước”. Điều ấy sẽ được thấy rõ qua nhân vật: anh thanh niên; ông…
II. Thân bài:
– Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.
1. Đó là anh thanh niên:
– Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
– Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp:
+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.
+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.
+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.
– Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có những hành động thật đẹp đẽ biết bao:
+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng đẹp đẽ.
– Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực rỡ.
– Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:
+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi.
+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh.
2) Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên:
a) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước.
b) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im… cho đất nước”.
3) Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng:
– Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc.
– Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.
III. Kết bài:
Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư