Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết đoạn văn nội dung nói về tác giả Tản Đà, trong đoạn có sử dụng phép thế để liên kết câu

4 trả lời
Hỏi chi tiết
279
1
0
Thanh Hằng Nguyễn
09/01/2019 20:37:44
​Bài thơ có sức hấp dẫn do lời thơ tự nhiên, giản dị, có nhiều hình ảnh bắt nguồn từ trong các tác phẩm dân gian hoặc các điển tích thông dụng, do tình thơ buồn chán mà chân thành.
Hai câu đầu đã diễn tả tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đời:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Đã "buồn", đã "chán", lại gặp cảnh "đêm thu", tâm trạng ây dường như nhân lên gâp bội. Nhà thơ buồn chán vì chí hướng của mình không thực hiện được hay vì cuộc đời nghèo khổ, túng quẫn. Câu thơ cứ buồn trĩu xuống bằng những thanh bằng liên liếp. Nhà thơ không chỉ chán một cảnh đời đang sống mà chán cả trần thế. Có lẽ vì thế mới nảy sinh cái ý "'muốn làm thằng Cuội" muốn bỏ quách trần gian để lên ở trên cung quế với chị Hằng.
Tản Đà chán đời nhưng vẫn không quên đời. Lên với chị Hằng, ông vẫn tìm cách hướng về đời.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựu nhau trông xuống thế gian cười.
Đây là cái cười gì? Cười tình, cười sảng khoái, hả hê hay cười mỉa mai, khinh thị? Có lẽ phải hiểu đây là cái cách biểu lộ thái độ khinh bạc với đời. Vì sao ông lại chọn ngày rằm tháng tám chứ không phải là ngày khác để hiểu thị sự khinh bạc đó? Chắc vì ông muốn nhân lên nhiều lần thái độ bất cần của mình với đời.
Tóm lại, tâm sự của Tản Đà là tâm sự kẻ buồn chán cuộc sống muốn tìm một nơi ẩn náu. Ông muốn tìm đến với thiên nhiên (ở đây là cung quế và chị Hằng), ẩn mình trong thiên nhiên để giễu cợt lại đời bằng sự kiêu bạc của mình Qua thơ Tản Đà ta còn thấy cái "ngông" thể hiện khá rõ:
Trước tiên, ngay đề bài đã nói lên một cái gì không bình thường. Ai cũng biết thằng Cuội trong văn học dân gian, trong ấn tượng của người Việt Nam gắn liền với cái thói nói dối (cho nên mới có câu: "Nói dối như Cuội". Thế mà ở đây, Tản Đà lại Muốn làm thằng Cuội, cái ý muốn ấy thật khác thường, thật coi thường tất cả. Nó là một điều ngông.
Nhà thơ gọi Hằng Nga là chị xưng em ngọt xớt. Song trong bốn câu thơ sau này, ông lại có phần lả lơi với chị Hằng:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió cùng mây thế mới vui.
Câu "Cành đa xin chị nhắc lên chơi" vừa nói cách lên cung Quảng lạ đời của ông, vừa có ý vị cười cợt của Xuân Hương. Chất đùa cợt lúc ẩn lúc hiện trong những câu thơ này khiến bài thơ lấy lại thế cân bằng, không lao sầu vào nỗi buồn chán giãi bày trong hai câu thơ mở đầu của bài. Trong cách xưng hô, trò chuyện của ông với chị Hằng, có ẩn chứa chút hơi ngông. Ở hai câu cuối, tư thế nhà thơ và chị Hằng cùng "Tựa nhau trông xuống thế gian cười" cũng là tư thế khác thường so với quan niệm về quan niệm nam nữ thời ông đang sống. Nó cũng chỉ là cử chỉ ngông nghênh của ông dưới con mắt các nhà nho đương thời.
Vì sao Tản Đà lại có cái ngông, lại thể hiện cái ngông đó trong thơ mình? Có lẽ đây là một cách phản ứng lại với cuộc sống. Nó gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Nó tạo cho thơ ông có một giọng điệu khác thường.
Bài thơ hấp dẫn người đọc trước tiên do lời thơ giải dị, tự nhiên. Có câu như một tiếng than, có câu lại như lời hỏi. Câu nào cũng không thấy dấu vết đẽo gọt của bàn tay thơ nhưng câu nào cũng điêu luyện.
Những chữ in đậm đó là phép thế thay thế cho từ Tản Đà

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thanh Hằng Nguyễn
09/01/2019 20:39:53
Tản Đà tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỹ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông ( thay thế cho từ Tản Đà) đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Những năm 20 của thế kỷ XX, Tản Đà là thi bá trên thi đàn Việt Nam. Tài hoa, lãng mạn, thoát ly và ngông là phong cách nghệ thuật của thi sĩ Tản Đà. Trong bài Thú ăn chơi, thi sĩ viết:
"Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông,
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly,
Túi thơ đeo khắp ba kỳ,
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng..."
Cùng với những bài Trời nắng, Tống biệt, Hầu trời (thơ)... và những Giấc mộng lớn, Giấc mộng con (mà Xuân Diệu gọi là "du kí")... Muốn làm thằng Cuội là bài thơ nằm trong mạch cảm hứng thoát li đó của Tản Đà. Bài thơ xuất hiện trong tập Khối tình con năm 1916. Có thề nói Muốn làm thằng Cuội là bài mở đầu cho lối thơ phóng túng, đầy ý tưởng lãng mạn cua Tản Đà. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội là bài thơ kiệt tác, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật "ngông" của Tản Đà thi sĩ:
"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười."
Nói về "ngông", theo cuốn "Tản Đà thơ và đời" (NXB Văn học, 1995, tr 100) cho rằng: "Ngông trước hết là một tính cách. Biểu hiện của tính cách đó là những hành động khác đời gây nên sự chú ý của số đông, những hành động ngông thường mang tính chất ngang tàng, phóng túng, đùa cợt của tác giả.Tính cách ngông biểu hiện một mâu thuẫn với số đông bình thường, nó tách ra, nổi lên.Tính cách ngông vừa mang tính bi kịch lại vừa mang tính hài kịch và nó là sự phủ định thực tại, chỉ trích thực tại bằng sự giễu cợt và khinh thường.
Ngông cũng là một cách sống, cách sống ấy vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội đương thời, trở thành một thách thức với xã hội đó.Cách sống ấy mang tính chất chủ quan và coi thường dư luận xã hội.
Ngông còn là một hiện tượng tư tưởng: đó là tư tưởng bất mãn, bất đắc chí, bất cần đời, khinh thế ngạo vật.
Một con người không có bản lĩnh không thể ngông, không có tâm sự không thể ngông, không đối kháng và phủ định thực tại trong những khía cạnh nào đó cũng không thể ngông".
Như vậy, ta có thể hiểu "ngông" thể hiện thái độ, phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách, tâm hồn khác biệt với người thường, không chấp nhận sự đơn điệu mà luôn phá cách, sống phóng túng, tự do khẳng định cá tính và bản lĩnh của mình.
Vậy, "ngông" trong bài thơ Muốn làm thằng cuội được thể hiện như thế nào?
Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu buồn lắm chị Hằng ơi. Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự như Xuân Diệu từng nhận xét.
"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi."
Thi nhân buồn, và nỗi buồn ấy không biết chia sẻ với ai, đàn chỉ biết gọi chị Hằng ở nơi cung quế.Ba tiếng chị Hằng ơi rất biểu cảm, thân tình làm cho giọng thơ trở nên da diết, đằm thắm. Câu thơ chứa chan tâm sự tự đáy lòng của thi nhân. Tản Đà đã từng viết: Đời đáng chán hay không đảng chán, nay thì đã chán nửa rồi. Bài thơ in trong tập Khối tình con xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát tù hãm. Vì công danh dở dang: Tài cao, phận thấp, chí khí uất. Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu:
"Nửa ngòi bút ngỗng bao sinh lụy
Một mối tơ tằm mấy đoạn vương.
(Đề khối tình con thứ nhất)
Một chữ xin rất chân thành thiết tha, như nài nỉ:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi."
Hai câu thực đã làm rõ ước muốn của Tản Đà, thi nhân muốn trở thành thằng cuội ở nơi cung trăng, cung quế. Câu hỏi tu từ không lời đáp gợi nhiều man mác bâng khuâng. Hình ảnh cành đa trở nên thi vị, lãng mạn biết bao khi trở thành cái thang bắc lên chín tầng mây cao xanh để chị Tản Đà được chị Hằng nhắc lên chơi cung quế. Đó là giấc mộng thoát ly. Mộng vì chán đời, ngán đời. Mộng có tính phủ định.
"Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời."
(Nhớ mộng)
Có lên được cung quế thì nhà thơ mới thoát li được thực tại phũ phàng, mới hết buồn, hết chán. Có chị Hằng làm bầu bạn khi đó đời mới vui. Điệp ngữ (có, cùng) và phép đối được vận dụng sáng tạo, có cả tiểu đối và bình đối. Cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên giọng thơ nhún nhảy lâng lâng. Thấm đẫm vần thơ là chất phong tình lãng mạn, đọc lên nghe rất thú vị:
"Có bầu/ có bạn, / can chi tủi,
Cùng gió! cùng mây, / thế mới vui."
Đúng như nhà phê bình văn học Lê Thanh trong cuốn Tản Đà thi sĩ (1939) đã nhận xét: Thơ của ông (Tản Đà) là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt những hình ảnh mờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mỹ....
Cái kết thoát ly một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ Hầu trời mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài Muốn làm thằng Cuội.
Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bảy tiên nghe. Tất cả đều tấm tắc khen:
"Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
Anh gánh lên đây bán chợ Trời!"
(Hầu Trời)
Muốn làm thằng Cuội là một bài thơ độc đáo, thể hiện rõ phong cách của thi sĩ Tản Đà. Bài thơ không chỉ đẹp vì lời ca mà còn đẹp vì những mong ước chân thành của thi nhân - Tản Đà.
những từ in đậm là phép thế thay thế cho từ Tản Đà
1
0
Thanh Hằng Nguyễn
09/01/2019 20:41:47
Bài thơ " Muốn làm thằng Cuội "có sức hấp dẫn do lời thơ tự nhiên, giản dị, có nhiều hình ảnh bắt nguồn từ trong các tác phẩm dân gian hoặc các điển tích thông dụng, do tình thơ buồn chán mà chân thành của Tản Đà.
Hai câu đầu đã diễn tả tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đời:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Đã "buồn", đã "chán", lại gặp cảnh "đêm thu", tâm trạng ây dường như nhân lên gâp bội. Nhà thơ buồn chán vì chí hướng của mình không thực hiện được hay vì cuộc đời nghèo khổ, túng quẫn. Câu thơ cứ buồn trĩu xuống bằng những thanh bằng liên liếp. Nhà thơ không chỉ chán một cảnh đời đang sống mà chán cả trần thế. Có lẽ vì thế mới nảy sinh cái ý "'muốn làm thằng Cuội" muốn bỏ quách trần gian để lên ở trên cung quế với chị Hằng.
Tản Đà chán đời nhưng vẫn không quên đời. Lên với chị Hằng, ông vẫn tìm cách hướng về đời.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựu nhau trông xuống thế gian cười.
Đây là cái cười gì? Cười tình, cười sảng khoái, hả hê hay cười mỉa mai, khinh thị? Có lẽ phải hiểu đây là cái cách biểu lộ thái độ khinh bạc với đời. Vì sao ông lại chọn ngày rằm tháng tám chứ không phải là ngày khác để hiểu thị sự khinh bạc đó? Chắc vì ông muốn nhân lên nhiều lần thái độ bất cần của mình với đời.
Tóm lại, tâm sự của Tản Đà là tâm sự kẻ buồn chán cuộc sống muốn tìm một nơi ẩn náu. Ông muốn tìm đến với thiên nhiên (ở đây là cung quế và chị Hằng), ẩn mình trong thiên nhiên để giễu cợt lại đời bằng sự kiêu bạc của mình Qua thơ Tản Đà ta còn thấy cái "ngông" thể hiện khá rõ:
Trước tiên, ngay đề bài đã nói lên một cái gì không bình thường. Ai cũng biết thằng Cuội trong văn học dân gian, trong ấn tượng của người Việt Nam gắn liền với cái thói nói dối (cho nên mới có câu: "Nói dối như Cuội". Thế mà ở đây, Tản Đà lại Muốn làm thằng Cuội, cái ý muốn ấy thật khác thường, thật coi thường tất cả. Nó là một điều ngông.
Nhà thơ gọi Hằng Nga là chị xưng em ngọt xớt. Song trong bốn câu thơ sau này, ông lại có phần lả lơi với chị Hằng:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió cùng mây thế mới vui.
Câu "Cành đa xin chị nhắc lên chơi" vừa nói cách lên cung Quảng lạ đời của ông, vừa có ý vị cười cợt của Xuân Hương. Chất đùa cợt lúc ẩn lúc hiện trong những câu thơ này khiến bài thơ lấy lại thế cân bằng, không lao sầu vào nỗi buồn chán giãi bày trong hai câu thơ mở đầu của bài. Trong cách xưng hô, trò chuyện của ông với chị Hằng, có ẩn chứa chút hơi ngông. Ở hai câu cuối, tư thế nhà thơ và chị Hằng cùng "Tựa nhau trông xuống thế gian cười" cũng là tư thế khác thường so với quan niệm về quan niệm nam nữ thời ông đang sống. Nó cũng chỉ là cử chỉ ngông nghênh của ông dưới con mắt các nhà nho đương thời.
Vì sao Tản Đà lại có cái ngông, lại thể hiện cái ngông đó trong thơ mình? Có lẽ đây là một cách phản ứng lại với cuộc sống. Nó gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Nó tạo cho thơ ông có một giọng điệu khác thường.
Bài thơ hấp dẫn người đọc trước tiên do lời thơ giải dị, tự nhiên. Có câu như một tiếng than, có câu lại như lời hỏi. Câu nào cũng không thấy dấu vết đẽo gọt của bàn tay thơ nhưng câu nào cũng điêu luyện.
đã in đậm phép thế
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
10/01/2019 07:26:05
Tản Đà tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỹ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông ( thế cho từ Tản Đà) đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại". Những năm 20 của thế kỷ XX, Tản Đà là thi bá trên thi đàn Việt Nam. Tài hoa, lãng mạn, thoát ly và ngông là phong cách nghệ thuật của thi sĩ Tản Đà.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo