Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu gì về câu nói của ông Hai: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.277
3
1
Nguyễn Diệu Hoài
12/05/2018 20:42:34
Câu 1:
Câu nói của ông xuất phát từ lòng yêu nước sâu đậm trg ông.Bởi lẽ ngôi làng gắn bó với ông từ khi ms sinh ra đến tận bây giờ và có lẽ nó đã là một phần máu thịt của ông.Cuộc đời ng ndân thời xưa có khi cả đời họ cx k bước ra khỏi ngôi làng.Ở đó họ có một ngôi nhà để ở một mảnh ruộng để làm lụng...Tuy miệng ông nói là thù làng nh sâu trg lòng ông vẫn dành cho làng ty mãnh liệt...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Diệu Hoài
12/05/2018 20:43:35
Câu 2:

Hồ Chí Minh có câu:

"Có tài mà không có đức là người vô dụng

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”

2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/05/2018 20:45:57
1.
Câu nói của ông xuất phát từ lòng yêu nước sâu đậm trg ông.Bởi lẽ ngôi làng gắn bó với ông từ khi ms sinh ra đến tận bây giờ và có lẽ nó đã là một phần máu thịt của ông.Cuộc đời ng ndân thời xưa có khi cả đời họ cx k bước ra khỏi ngôi làng.Ở đó họ có một ngôi nhà để ở một mảnh ruộng để làm lụng...Tuy miệng ông nói là thù làng nh sâu trg lòng ông vẫn dành cho làng ty mãnh liệt...
2.

Hồ Chí Minh có câu:

"Có tài mà không có đức là người vô dụng

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”

1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/05/2018 20:48:46
1.
Câu nói của ông xuất phát từ lòng yêu nước sâu đậm trong ông.Bởi lẽ ngôi làng gắn bó với ông từ khi ms sinh ra đến tận bây giờ và có lẽ nó đã là một phần máu thịt của ông.Cuộc đời ng nhân dân thời xưa có khi cả đời họ cx k bước ra khỏi ngôi làng.Ở đó họ có một ngôi nhà để ở một mảnh ruộng để làm lụng...Tuy miệng ông nói là thù làng nhưng sâu trong lòng ông vẫn dành cho làng ty mãnh liệt...
2.
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta.

Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? "Hiếu" là hiếu nghĩa,biết ơn người sinh thành dưỡng dục mình,biết cung kính bề trên."Thảo" là mở tấm lòng mình ,biết chia ngọt sẻ bùi với người thân nói riêng,với nhân loạinói chung. Tóm lại "hiếu thảo" là sự biết ơn,là việc làm có nghĩa của người bên dướicung kính tôn trọng và phụng sự đáp đền chân thật đối với bề trên, mà cụ thể ở đây chínhlà của con cái đối với cha mẹ. Đây là truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt, đã được phản ánh trong ca dao: Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo conHiếu thảo với cha mẹ là biết lễ phép, kinh trọng, vâng lời cha mẹ. Biết nghe lời dạydỗ của cha mẹ, phải hết sức cung kính nghe theo lời cha mẹ dạy, không được có thái độcứng đầu, không chịu lãnh hội lời chỉ bảo. Phải biết giúp đỡ cha me lúc con nhỏ và chămsóc, phụng dưỡng cha mẹ khi trưởng thành. Có như thế thì chúng ta mới làm tròn chữhiếu, phần nào đáp đền công lao to lớn như biển trời của cha mẹ. Hiếu thảo, việc làm bày tỏ lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, tacoi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời. Những câuchuyện chũ hiếu người xưa: Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đờicòn mãi , mãi mãi ngợi ca. Nay chũ hiếu và những câu chuyện về lòng hiếu thảo của embé nhr tuối học giỏi chăm sóc người mẹ bệnh tật, hay sự cố gắng nỗ lực báo hiếu cha mẹbằng những kết quả học thì cũng mãi vinh danh.Thế nhưng, bên cạnh những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo thi vẫn có những hànhđộng bất hiếu. Những đứa con bỏ rơi cha mẹ, không phụng dưỡng lúc cha mẹ tuổi già,không những thế họ còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, thậm chí còn giết chết cha mẹ vìmatúy, thuốc phiện....Đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa,không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lí cổ truyềncủa dân tộc ta và đáng dược lên án. Và tất nhiên những kẻ đó có " bao giờ trưởng thànhđược ".

Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Và như dân ta có câu: "lớp sóng trước đổ đâu , lớp sóng sau đổ đó", hiếu thảo cha mẹ ngày naythì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhận quả trongcuộc sống. Qua dây, bản thân chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽnhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, vế lòng hiếu thảo và thấmthía rằng: " Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu".
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
13/05/2018 08:13:00
C1:
Ông Hai đã dứt khoát khẳng định: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp tỏng con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/05/2018 08:23:48
C2:
"Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !"​
"Cù lao chín chữ" trong câu ca dao trên nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Thế con cái phải làm gì để đền đáp công ơn đó? Học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời, lễ phép, ... Tất cả điều đó gọi là gì ? Đáp án chỉ có hai từ "hiếu thảo".
Một câu hỏi đơn giản mà ai đã, đang và sẽ làm con phải luôn ghi nhớ: Hiếu thảo là gì ?

Theo tôi, lòng hiếu thảo xuất phát từ tận đáy lòng người con và biểu hiện qua việc làm tuy bình thường nhưng chứa chan bao tình cảm. Giống như ngay bây giờ, bạn cần phấn đấu học giỏi, ba mẹ sẽ rất hãnh diện về bạn. Chẳng cần phải thật giàu có, vì tiền không bao giờ mua được tình cảm con người. Hãy luôn nghe lời ba mẹ. Khi ba mẹ nhờ việc gì thì hãy nghe lời vì công việc khi đã được ba mẹ giao thì luôn vừa sức, chẳng phải nặng nề hay lớn lao. Khi bị la mắng thì nghe theo và sửa đổi, vì ba mẹ luôn thấy được cái sai từ bạn. Không dùng từ ngữ, giọng nói vô lễ, thách thức để cãi lời vì:
"Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư."​
Đó là khi ta còn đi học, còn lúc đã có chồng, có vợ, có con thì sao ? Hiếu thảo với cha mẹ khi ấy là xây dựng được một mái ấm đàng hoàng, hạnh phúc. Là người chồng yêu vợ, quan tâm con gái. Một người vợ đảm đang, dịu dàng, thương chồng con. Nhưng dù là trai, gái thì đều kính trọng, nhớ ơn cha mẹ.
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ "hiếu" mới là đạo con."​
Luôn luôn kính yêu cha mẹ và làm tròn bổn phận của người con là đủ để gọi là "hiếu". Mà "hiếu" trong câu ca dao trên chính là hiếu thảo. Trong đời, chưa có lần nào mà cha mẹ không la mắng con. Và cũng không có ai là chưa nghĩ cha mẹ quá khắt khe. Bạn biết rằng, cha mẹ la mắng chỉ vì muốn con trở nên tốt hơn, hoàn thiện bản thân. Cũng có lần, tôi đã phải chứng kiến cảnh ba mẹ khóc sau khi la tôi. Bởi vì chẳng bậc phụ huynh nào muốn mắng con mình cả! Người mẹ phải chín tháng cưu mang, mang nặng đẻ đau để có chúng ta ngồi ở đây. Thế mà con lại bất hiếu. Cha và mẹ sẵn sàng hy sinh chính mình cứu con ra khỏi bệnh tật. Đến lúc cha mẹ đã ra đi mãi thì hiếu thảo đã quá muộn màng. Vậy, đừng để bất kỳ suy nghĩ nào làm đánh mất lòng hiếu thảo trong đứa con. Hiếu thảo sẽ theo bạn đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Cho dù thời gian đã hủy hoại trái tim nhưng sự hiếu thảo là bất diệt. Bởi vì chừng nào cha mẹ còn yêu bạn thì bạn sẽ còn luôn hiếu thảo.

"Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó - A-mi-xi", Bây giờ tôi mới thấm thía được câu nói ấy và có lẽ điều ấy đã ăn sâu vào trí óc tôi mãi sau này chăng?

Hiếu thảo với cha mẹ chưa đủ, còn ông bà thì sao ?
"Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu."​
Chúng ta còn phải hiếu thảo với ông bà - người sinh ra cha mẹ ta. "Nhớ ông bà" cũng chính là một sự bày tỏ lòng hiếu thảo. Chúng ta phải tưởng nhớ, kính yêu ông bà. Bởi vì nhờ ông bà mới có cha mẹ rồi mới có ta.

Lòng hiếu thảo của người cháu với ông bà đã có trong ta từ khi đã bập bẹ nói, chập chững đi. Nó giống như máu đang chảy trong mạch. Quan trọng và phải nâng niu như giọt máu. Không chỗ nào là máu không lưu thông, như chưa bao giờ cháu ngừng hiếu thảo với ông bà. Điều đó cũng chẳng hơn kém lòng hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo luôn nằm sâu trong tim, trong trí óc, mạch máu và không thể phá vỡ. Vì cháu yêu ông bà tha thiết. Yêu từng sợi tóc bạc, giọng nói, cách ôm cháu vào lòng, thơm lên trán cháu, ... Những cử chỉ đó làm sao cháu quên, cho dù mai sau, ông bà đã an nghỉ nơi suối vàng. Điều đó thôi thúc cháu không ngừng hiếu thảo với ông và bà. Đó là lòng hiếu thảo của mọi người cháu dành cho mọi ông bà trên quả đất này.

Ông bà cũng thương yêu cháu vô cùng ! Nếu ba mẹ có la mắng thì ông bà sẽ luôn bênh cháu. Có quà trái thì ông bà chia cháu phần to nhất. Việc gì cháu thích lam, ông bà nhường hết. Vậy, thật đáng chê trách cho kẻ nào bất hiếu với ông bà. Hiếu thảo với ông bà cũng chẳng cầu kì gì. Ta luôn lễ phép, ngoan ngoãn, nghe lời, giúp đỡ, ... ông bà cũng đã đủ vui rồi. Như thế, ông bà sẽ sống lâu.

Những việc làm hiếu thảo là khi ông tưới cây thì chạy ra phụ ông. Giúp ông tưới các cây nhỏ, vừa làm vừa kể chuyện vui để ông bớt cảm thấy một mình. Lúc đọc báo, rót trà, đấm lưng, nhổ tóc sâu cho ông. Khi bà phải làm việc bếp một mình thì hãy xuống phụ. Bóp vai cho bà, nói về chuyện của mình. Đôi khi, ông bà còn dành cho ta những lời khuyên thật hay, ý nghĩa, bổ ích.

Không phải chỉ bấy nhiêu mới thể hiện hiếu thảo. Còn nhiều việc như may khăn tặng bà, biếu ông một chậu cây nhỏ, ... Thậm chí, chỉ một cai thơm của bạn lên má ông bà đã nói lên tình cảm cháu dành cho ông và bà là rộng lắm. Và nhớ rằng đừng bao giờ vô lễ. Chỉ một câu nói thiếu lễ độ mà thôi là ông bà sẽ thất vọng tràn trề về mình. Vì là người già nên ông bà rất dễ buồn và đau lòng. Có ai muốn làm ông bà mình đau buồn như thế ? Chẳng ai cả. Vì vậy, hãy luôn hiếu thảo với ông bà.

Trong đời, mỗi người chỉ có một cha, một mẹ, một ông và một bà, thế nên, không hiếu thảo bây giờ sẽ không có cơ hội thứ hai. Thời gian rất phũ phàng và một khi đã trôi qua thì sẽ không bao giờ lấy lại. Vậy hãy hiếu thảo ngay từ hôm nay để không bao giờ phải ray rứt, đau khổ.

Hiếu thảo là thế ! Không chỉ riêng với cha mẹ mà còn ông bà. Lòng hiếu thảo đó là bất tử. Nó giống như quả cầu pha lê nhưng cứng rắn hơn, giống như đá vậy. Không thể có bất cứ điều gì phá hủy quả cầu ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×