- Em hiểu :
+ Ngô Thì Nhậm : Ngô Thì Nhậm (吳時壬; còn gọi là Ngô Thời Nhiệm 吳時任[1]; 25/10/1746–1803), tự là Hy Doãn(希尹), hiệu là Đạt Hiên(達軒), là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.
Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê–Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.
+ Ngô Văn Sở : Ngô Văn Sở (chữ Hán: 吳文楚, ?[1] - 1795), còn có tên là Ngô Hồng Chấn, Ngô Văn Tàng; là một danh tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Ông sinh trưởng tại Bình Khê, Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).Tổ tiên ông là người ở Trảo Nha, huyện Thiên Lộc (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) di cư vào huyện Tây Sơn lúc nào chưa rõ [2].Thuở trai trẻ ông học võ với Đô thống Ngô Mạnh, tức bạn đồng môn với Bùi Thị Xuân.
- Cuộc hành quân của Quang Trung là cuộc hành quân thần tốc vì :
Trước khi hành quân tiêu diệt quân Thanh, vua Quang Trung đã 2 lần ra Bắc vào năm 1786 và cuối năm 1787. Nhưng với năm Kỷ Dậu, thế và lực của nghĩa quân đã mạnh lên rất nhiều, đặc biệt một lực lượng không nhỏ là quan lại, nho sĩ của Bắc Hà đã hợp tác chặt chẽ ủng hộ nhà vua. Chính vì thế mà vua Quang Trung đã có một kế hoạch hoàn hảo trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống lại quân xâm lược nhà Thanh.
Bốn mươi ngày đường, khoảng cách 1.200 dặm, tổng số quân 10 vạn có 5 vạn từ Huế và 5 vạn tại Thanh Nghệ cùng 300 thớt voi (dùng riêng cho các “ông voi” là loại thú khổng lồ được thuần dưỡng, biên chế như một binh chủng trong quân đội xưa), nếu muốn đến Thăng Long thì 1 ngày phải đi được 30 dặm (tức 48km) và phải đi liên tục không có ngày nghỉ.
Vào thời điểm đó, từ Huế ra Thăng Long chỉ có hai tuyến đường chính: Tuyến Lai Kinh (gần trùng với Quốc lộ 1A hiện nay) và tuyến Thượng Đạo, men theo đồi núi trung du phía Tây, giãn cách với Quốc lộ 1A từ 30 – 40km đến 70 – 80km. Tuyến Lai Kinh có ưu điểm là ngắn hơn, nhưng đó là đường đất và nhiều sông hồ, đầm lầy vậy nên hàng vạn quân binh mã, voi sẽ khó vượt qua để đạt tốc độ 40 – 45km/ngày.
Thêm vào đó, đi tuyến này đại quân sẽ đi qua các vùng có nhiều tai mắt của quân Thanh, chắc rằng quân Thanh sẽ động binh sớm hơn kế hoạch dự định. Có thể khẳng định chắc chắn rằng đại quân, voi và phương tiện chiến tranh không thể nào vận hành theo tuyến Lai Kinh.
Còn với tuyến Thượng Đạo, nhiều sử gia cũng đồng ý với quan điểm, nghĩa quân Tây Sơn hành quân theo con đường này. Tuyến đường này dài hơn một ít so với tuyến Lai Kinh nhưng địa hình đồi núi trung du, chỉ qua sông đầu nguồn và những con suối cạn. Chỉ có vài ba con sông lớn như sông Lam, sông Mã...
Như vậy quân sĩ, voi có thể theo Thượng đạo một cách bí mật thần tốc và đi bình thường 48km hàng ngày suốt 40 ngày đêm không mệt mỏi. Với tuyến Thượng Đạo, vấn đề qua sông suối là dễ dàng, voi đã có thức ăn như chuối rừng và cỏ. Điều quan trọng là quân địch không thể nào phát hiện có sự động binh của vua Quang Trung ra Bắc