Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải nghĩa những câu tục ngữ sau: "Cơn đằng Đông vừa trồng vừa chạy, Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi"

Giải nghĩa những câu tục ngữ sau:
1/Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy
Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi
2/Học ăn, học nói, học gói, học mở
3/Tiên học lễ, hậu học văn
4/Lá rụng về cội
5/Còn nước còn tát
6/Lửa thử vàng, gian nan thử sức
7/Nhàn cư vì bất diệt
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14.500
58
16
Nguyễn Nhật Thúy ...
19/04/2018 20:58:06
1/
Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy
Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi
Giông tố là hiện tượng đáng sợ của thiên tai. Phải dự đoán để đề phòng chủ động, tích cực, hạn chế thiệt hại về người và của cải. Mùa hè thường có giông tố nổi lên bất chợt. Khi chân trời bỗng đùn lên những cuộn mây, núi mây đen ngòm, có khi che kín cả một góc trời, đó là điềm trời báo sắp có giông. Giông có thể đến nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đông (thường thường là vùng biển) thì cơn giông kéo đến rất nhanh. Trước hiện tượng ấy, người ta phải khẩn trương coi chừng ‘vừa trông vừa chạy’. Nhưng nếu có mây ở phía nam thì thời tiết không có gì đột biến. Mây tụ rồi mây tan. Nếu có mưa thì mưa sẽ đến từ từ, không thể có giông tố xảy ra. Ai cũng có thể ‘vừa làm vừa chơi’, có thể yên tâm, không phải lo sợ, vội vàng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
15
5
Nguyễn Nhật Thúy ...
19/04/2018 20:59:00
2/Học ăn, học nói, học gói, học mở
Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập…). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.
Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó là lời nói đẹp.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
11
4
Nguyễn Nhật Thúy ...
19/04/2018 20:59:39
3/Tiên học lễ, hậu học văn
Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.
Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.
Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.
Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.
Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.
Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.
Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
7
6
Nguyễn Nhật Thúy ...
19/04/2018 21:01:57
4/Lá rụng về cội  
Dịch nghĩa: Lá rụng về cội
Trở về cố hương
Giải thích: Ví với không quên nguồn gốc. Thường chỉ người nơi đất khách cuối cùng cũng quay về cố hương.
Giải thích âm Hán Việt: Diệp: lá. Lạc: rụng. Quy: quay về. Căn: cội; gốc.
VD:
Ông ấy sống ở nước ngoài nhiều năm, tuy đã công thành danh toại, nhưng mong ước lớn nhất vẫn là trở về cố hương.
Nhiều người nghĩ cách trở về cố hương, dự định sau khi nghỉ hưu về quê dưỡng lão.
8
5
Nguyễn Nhật Thúy ...
19/04/2018 21:03:12
5/Còn nước còn tát
Qua câu chuyện trên, tôi thành thật chia buồn cùng bạn nếu sự việc là thật.
Nếu bạn hoặc gia đình bạn có nghiên cứu sâu về đạo giáo cũng như tâm linh thì bạn nên biết rằng: có Sinh ắt có Tử. Nếu vì chuyện Sinh - Tử mà làm con người ta bận tâm lo nghỉ nhiều thì bạn chưa thật sự là người con của đạo.
Nếu bạn cho rằng chữ hiếu thì việc làm như thế sẽ không thể nào nói là hiếu được cả vì: Cuộc sống của ông cụ như đời sống thực vật là một đài đọa lớn nhất của đời người. Rồi cuộc sống của những người con vì chữ hiếu mà nuôi dưỡng ông trong thời gian dài rất là đau xót và đau xót lớn nhất là đến nỗi bán gia bại sản. Bạn thủ hỏi: Việc bán gia bại sản này ông cụ có muốn hay không?. Việc sống đời sống thực vật này ông cụ có thật sự nuối tiếc hay không?.Nếu thật sự ông muốn thì đạo hiếu bạn phải lo tròn. Nhưng tôi tin chắc ông cụ sẽ không hề muốn việc ấy. Mà ông muốn con cháu mình sẽ giàu có, sung sướng hơn, không ai vì mình phải bán gia bại sản cả.
Mặt khác ông cụ cũng đã lớn tuổi rồi. Nếu chạy chữa thì chắc cũng không qua khỏi được.
Thế thì câu nói: còn nước còn tát trong trường hợp này là không phù hợp. Lúc này sẽ hại người (ông cụ) và hại mình có khi hại cả gia đình nữa.
8
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
19/04/2018 21:04:08
6/Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Trước hết ta cần phải tìm hiểu câu tục ngữ “lửa thử vàng gian nan thử sức” có ý nghĩa như thế nào. Vàng là thứ kim loại quý giá. Vàng càng được thiêu đốt bằng ngọn lửa cao độ chừng nào thì càng chứng tỏ được giá trị của vàng. Con người cũng vậy, trước gian lao mới biết sức mình. Gặp khó khăn, trở ngại mà vẫn tiến lên , không lù bước thì mới đo lường được sức người. Càng chịu đựng gian nan bao nhiêu thì sức người mới dẻo dai, nghị lực thêm bền vững. Có như vậy thì mới dễ dàng đi tới thành công. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta phải có tinh thần vượt khó, chịu đựng mọi gian nan, có nghị lực cao để dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu tục ngữ ” Lửa thử vàng gian nan thử sức giúp ta hiểu được rằng cuộc sống bao giờ cũng đầy chông gai, đầy vị đắng nhưng với ý chí, nghị lực ta sẽ vượt qua bởi”gian nan thử sức”, có khó khăn mới biết được người tài. Nếu ta muốn vượt qua được cái khó, sự hiểm nguy tì ta mới có sức mạnh, ta phải thực sự tài giỏi.
Câu tục ngữ “lửa thử vàng gian nan thử sức” là chân lý sống, để cho chúng ta mỗi người phải rèn luyện năng lực, tài năng của mình.
Tóm lại, câu tục ngữ” Lửa thử vàng gian nan thử sức” dạy ta rằng gian nan thử thách là lò nung tu luyện con người có đủ tài năng và sức chịu đựng. Gian nan càng nhiều thành công càng lớn, càng vinh quang hơn. Do đó, muốn đi đến thành công, ta không nên chùn bước mà phải vững tin để vươn tới bằng quyết tâm và nghị lực của mình. Câu tục ngữ mãi mãi là một kinh nghiệm sống, là phương châm, là hành trang để ta bước vào đời.
6
4
Nguyễn Nhật Thúy ...
19/04/2018 21:04:51
7/Nhàn cư vì bất thiện
Trong cuộc sống một số học sinh nhàn hạ không lo học hành chỉ ham chơi đua đòi rồi trở thành người xấu trong xã hội, bởi sự an nhàn dã biến họ thành những người xấu, họ trở thành gánh nặng cho xã hội, không lao động chỉ ham chơi và tham gia vào những tập đoàn người xấu họ sẽ trở thành những người xấu như ông cha ta đã nó “gần mực thì đen gần đèn thì rạng đó là câu nói hoàn toàn đúng, nếu chúng ta lao dộng chăm chỉ và học tập những con người như vậy chứng ta sẽ trở thành những con người có ích.
Sự an nhàn là điều ai cũng thích những chúng ta cần phải lao động để tuổi già hưởng đó là sự an nhàn đúng, nhưng còn đối với những lưá tuổi, trẻ lứa tuổi cần học tập và cống hiên cho đời lại có những suy nghĩa an nhàn và lười lao động. Học sinh không học tập chăm chỉ để sau này không có công ăn việc làm và trở thành những người xấu , đua đòi nghiện hát trộm cắp không chỉ bị xã hội lên án mà đó là những điều bất thiện. Bất thiện là những điều không tốt, những điều mà xã hội nghiêm cấm và con người không nên làm những nó lại bị những con người không có suy nghĩ đúng đắn làm xấu đi những hình ảnh đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta cần phát triển và rèn luyện bản thân vào một khuôn phép ngay từ đầu có như vậy chúng ta mới là những người công dân có ích cho xã hội được, đừng vì sự nhàn hạ trước mắt mà đánh mất bản thân, đánh mất đi con người lương thiện của mình, chúng ta cần giáo dục bản thân trong một môi trường tốt đẹp ở đó không có những cảm dỗ và những điều xấu. Phát triển bản thân qua những hành động và những nghĩa cử cao đẹp.
Chúng ta cần rèn luyện bản thân và học tập những điều tốt trong cuộc sống để trở thành những người tốt cho xã hội đừng vì những lợi ích trước mắt mà đánh mất đi chính mình, chúng ta cần coi câu Nhàn Cự vi bất thiên là bài học để chúng ta học tập và tránh xa những điều xấu trong xã hội.
Tóm lại câu tục ngữ khuyên chúng ta phải tránh xa sự nhàn cư để không làm điều bất thiện. Muốn bảo vệ phẩm giá con người, muốn xứng đáng làm người tốt trong xã hội thì ta phải lao động, phải làm việc hăn say tích cực. Ta cũng cần hiểu rằng: lao động là vẻ vang, là cần thiết và là nghĩa vụ cuả mỗi con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×