Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích một số thành ngữ, tục ngữ dưới đây

giải thích 1 số thành ngữ, tục ngữ sau:
- Được mùa chớ phụ ngô khoai,
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
- Buồn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
- Tích tiểu thành đại.
- Năm canh ngủ lấy ba canh
Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn.
- Ở đời khôn khéo chi đâu,
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.
- Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
- Thế gian chuộng của, chuộng công,
Nào ai có chuộng người không bao giờ.
Ráng giúp mình nha! Cảm ơn mấy bạn nhiều lắm!
11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.171
1
1
Nguyễn Mai
14/04/2018 23:20:47
" Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng"
Đấy là câu ca dao của người Việt muốn khuyên bảo ta không nên vung phí. Bác Hồ cũng đã dạy con người thì cần có đủ " cần- kiệm- liêm- chính". Hôm nay ta đầy đủ, dư giả nhưng ngày mai ai biết được ta lại túng thiếu. Thế cho nên khi có thể tiết kiệm hãy tiết kiệm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Mai
14/04/2018 23:22:33
3,
Tích tiểu thành đại Để dành những món nhỏ sẽ có lúc được một món lớn. Điều này vẫn còn đúng, nhưng nên để ý thứ để dành là thứ gì, nó có bị hư hỏng theo thời gian không. Trong xã hội hiện đại có quá nhiều thứ để mua, nhưng có những thứ hợp với mục đích để dành hơn thứ khác.
Nhờ nền kinh tế phát triển mà có những thứ tự nó sinh sôi ra khi tích luỹ nên việc tích luỹ sẽ dễ dàng hơn.
1
1
Nguyễn Mai
14/04/2018 23:31:35
2,
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện

Có thể hiểu câu này một cách đơn giản là mỗi người hay mỗi gia đình không được tiêu hết số tiền kiếm được. Kiếm được nhiều tiền mà tiêu hết thì không tốt bằng kiếm ít tiền mà tiêu không hết. Không thể thấy ngay sự 'không tốt bằng' khi vẫn còn kiếm được tiền, nó chỉ hiện ra khi không thể kiếm tiền được nữa (khi về già, khi ốm đau…). Ý nghĩa này vẫn còn đúng trong thời nay và đúng ở các nước khác nhau.
Không nên hiểu ăn dè hà tiện là tiết kiệm hết mức, chỉ cần tiết kiệm đủ cho tương lai, có cách tính để mỗi người có thể tự tính xem tiết kiệm đến mức nào thì đủ.

1
0
Nguyễn Mai
14/04/2018 23:32:09
3,
Tích tiểu thành đại

Để dành những món nhỏ sẽ có lúc được một món lớn. Điều này vẫn còn đúng, nhưng nên để ý thứ để dành là thứ gì, nó có bị hư hỏng theo thời gian không. Trong xã hội hiện đại có quá nhiều thứ để mua, nhưng có những thứ hợp với mục đích để dành hơn thứ khác.
Nhờ nền kinh tế phát triển mà có những thứ tự nó sinh sôi ra khi tích luỹ nên việc tích luỹ sẽ dễ dàng hơn.

1
0
Nguyễn Mai
14/04/2018 23:35:06
4, Năm canh ngủ lấy ba canh
Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn.
Canh:Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.=>câu ca dao nói về một người thức khuya dậy sớm làm ăn, nói về sự siêng năng, chăm chỉ
1
0
Nguyễn Mai
14/04/2018 23:48:33
6,- Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Nói lên một niềm tin tốt đẹp vào công sức lao động và nhờ trời cho thuận hoà mưa nắng:
Công lênh nghĩa là công lao vất vả khó nhọc như cày bừa, cấy hái, tát nước, làm cỏ, bón phân... Dù phải chân lấm tay bùn, trải qua một nắng hai sương, nhưng bà con nông dân chẳng quản lâu đâu. Họ không nề hà nắng mưa vất vả.

Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả, phấp phỏng, lo lắng, hi vọng, đợi chờ, nhưng đối với họ chẳng quản lâu đâu. Câu “Công lênh chẳng quản lâu đâu” cho thấy đức tính chịu khó, kiên nhẫn và tin tưởng của người nông dân trong cày cấy gieo trồng. Trong cảnh mưa nắng phải thì, họ càng tin tưởng hi vọng:Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng thể hiện niềm tự hào về công sức lao động đã bỏ ra, tin tưởng được mùa, được sống trong ấm no hạnh phúc. Hạt lúa, hạt gạo là hạt ngọc. Bát cơm dẻo thơm được gọi là cơm vàng. Một cách nói đậm đà, ý vị, đáng yêu của người dân quê!

1
0
Nguyễn Mai
14/04/2018 23:50:24
7,
“Thế gian chuộng của chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ”.
Không làm gì thì đừng có mong nổi tiếng trong tim trong óc người khác! Ấy mà tuy vậy, vẫn có những kẻ lười chảy thây ruồi đậu mép không thèm đuổi, hy vọng dùng một số mẹo vặt để được cấp visa đi vào óc vào tim người khác. Mẹo đầu tiên là mượn thế ỷ dốc của hội đoàn, thôi rồi các loại ưu tiên, nào đăng báo, nào in sách, nào hộ chiếu đi tây tầu, rồi mấp mé vào cửa chung kết của các ban giám khảo...
0
0
Nguyễn Thành Trương
15/04/2018 23:31:34
Được mùa chớ phụ ngô khoai,
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
0
0
Nguyễn Thành Trương
15/04/2018 23:33:26
Buồn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
0
0
Nguyễn Thành Trương
15/04/2018 23:36:30
Câu "tích tiểu thành đại" : có ý nghĩa tích trữ gom góp một thứ gì đó nhỏ nhặt để tạo nên một thứ lớn hơn, Khi lớn nó có thể tạo ra một sự thay đổi gì đó.
0
0
Tùng Dương
03/12/2018 20:47:00
Tích tiểu thành đại
Để dành những món nhỏ sẽ có lúc được một món lớn. Điều này vẫn còn đúng, nhưng nên để ý thứ để dành là thứ gì, nó có bị hư hỏng theo thời gian không. Trong xã hội hiện đại có quá nhiều thứ để mua, nhưng có những thứ hợp với mục đích để dành hơn thứ khác.
Nhờ nền kinh tế phát triển mà có những thứ tự nó sinh sôi ra khi tích luỹ nên việc tích luỹ sẽ dễ dàng hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×