Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích nghĩa hai câu sau: Nam nữ thụ thụ bất thân, Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó

giai nghia 2 cau tuc ngu nam nu thu thu bat tien cha me dat dau con o do
giai nghia +, em dem tuong ru man che, tuong dong ong buom di ve mac ai +, phong tu tai mao tot roi, vao trong phong nha ra ngoai hao hoa
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.950
4
2
Huyền Thu
24/07/2017 11:02:53
Câu 1: Nam nữ thụ thụ bất thân
Đây vốn là một câu nói có xuất xứ từ lâu đời và được ghi lại trong sách Mạnh Tử như sau: "Thuần Vu Khôn rằng: nam nữ thụ thụ bất thân, đó có phải là lễ?; Mạnh Tử đáp rằng: đó chính là lễ. Thuần Vu Khôn lại nói: Vậy chị dâu mà sắp chết đuối thì mình có cứu không? Mạnh Tử trả lời: Trong lúc đó thì phải biết cứu chị chứ không nên khư khư ôm lấy cái lễ thường". Nguyên tiếng Hán của câu này là 男女授受不亲 (Nan nv shou shou bu qin), trong đó: 
- Nam tức là nam giới 
- Nữ là người nữ 
- Thụ (chữ đầu tiên) là cho đi 
- Thụ (chữ thứ 2) là nhận về 
- Thân là thân gần 
Ý cả câu muốn nói rằng: Nam nữ đưa và nhận của nhau thứ gì đều không được đưa trực tiếp, ví như muốn đưa thì người này phải để vật xuống bàn, người kia lấy vật từ bàn mà lên chứ không được tay trao tay. Nghĩa lớn hơn là giữa nam và nữ phải có khoảng cách, không được tùy nghi có những cử chỉ thân thiết, gần gũi với nhau. 
Nói thêm: Trong sách Lễ Kí cũng có nói rằng: Nam nữ không được phép ngồi lẫn với nhau, không được dùng chung lược, không được đón tay nhau. Chị dâu em trai của chồng không được nhìn thẳng vào mắt nhau. Phụ nữ phải nghe lời chồng, anh, không có việc lớn thì không được phép nói chen, hay vào nhà lớn. Nữ ăn nhà dưới, nam ăn chiếu trên. 
Ngoài ra, sách cổ cũng nói rằng: Là nữ thì phải ở riêng với nam, không được chung chạ. Trong nhà, phòng trong phòng ngoài phải phân rõ ràng, trong ngoài phải có cổng lớn ngăn cách, nhà tắm không chung, nhà xí cũng không. Nam lo việc bên ngoài, nữ lo việc nhà. Nam tử ban ngày không có việc không được ở nơi riêng tư với phụ nữ, không phận sự miễn... dòm :). Nam nhân ban tối làm việc phải có đèn soi, trong nhà có chuyện nữ giới phải che mặt. Đầy tớ nam không có việc cấp không được vào trong nhà, nếu vào trong nhà thì nữ giới phải tránh mặt, nhược bằng không tránh được thì phải lấy ống tay áo mà che lấy khuôn mặt. Đầy tớ nữ không có việc hệ trọng không được ra khỏi nhà, nếu phải ra khỏi nhà thì dùng ống tay áo mà che lấy mặt. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Deano
24/07/2017 12:28:44
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Trướng là bức màn che cửa, có thêu hình trang trí, đẹp, sang trọng, ngày trước nhà quyền quý hay dùng. Và thành ngữ trướng rủ màn che được dùng để chỉ cuộc sống đài các, êm đềm, được nuông chiều trong sự vinh hoa phú quý của tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến, nhất là đối với các lớp con cái của họ. 
Cuộc sống giữa nhung lụa nơi lầu son gác tía khép kín ngăn cách với thế giới “hỗn tạp”, rách rưới, ồn ào bên ngoài như thế khiến cho con người mất dần đi mối liên hệ với cuộc sống sinh động của muôn người ngoài xã hội đời thường. Những lo toan, những đắng cay, nhọc nhằn của người đời, cao hơn thế nữa, vận mệnh của một dân tộc, họ cũng chẳng hay biết và chẳng buồn biết tới. Chính cái hiện thực cuộc sống có được ở những người giàu sang, quyền quý xưa đã làm nảy sinh trong ý nghĩ của người đời sự so sánh nó với một lớp người trong xã hội ngày nay, chỉ biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống riêng của mình, có tất cả rồi thì sao nhãng công việc cho đời, thu mình, khép kín lại. Và rồi, lớp người ấy bỗng hoảng hốt khi ngẫm lại mình và nhìn ra cuộc đời sống động, thấy mình đã đứng ra ngoài để tự chiêm ngưỡng một cách vô duyên, lạc lõng. Nói trướng rủ màn che, trướng phủ màn che hay màn che trướng rủ cũng là trong cái ý ấy cả. Vừa là một nhận xét, cũng vừa là một lời chê trách nhẹ nhàng, lặng lẽ.
2
0
Deano
24/07/2017 12:32:14
Nam Nữ thụ thụ bất thân
Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).

Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!

Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng, người Việt Nam và người á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.

Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.

Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi. Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà. Nếu các bạn có dịp về thăm bà con họ hàng ở quê thì tốt nhất hai vợ chồng nên tránh nằm chung giường kẻo các cụ còn cảm thấy chướng mà phật ý.
6
6
Deano
24/07/2017 12:38:17
Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh truyền tông tộc", do đó luân lý cho người "vô hậu" là phạm điều bất hiếu rất lớn Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Vì vậy cha mẹ thường tìm một gia đình khác "môn đăng hậu đối" rồi gả con của mình vào mà không cần biết í kiến của người con như thế nào>

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×