Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích những câu sau: Tuổi trẻ là ai? Văn học là gì? Tình thương là gì?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
617
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 08:50:21
Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi, mà còn có nghĩa là năm tháng tươi đẹp nhất cuộc đời.
Ở cái tuổi ấy, trong ba thứ là sức khỏe, thời gian và tiền bạc, chúng ta chỉ thiếu tiền thôi, còn thời gian và sức khỏe thì luôn đong đầy.
Năm tháng qua đi khi về già ta sẽ nhận thấy tiền bạc hóa ra là thứ ít quan trọng nhất trong ba thứ trên.
Nghĩa là tuổi trẻ là giai đoạn quý giá nhất đời người vì sỡ hữu trọn vẹn hai món quà lớn nhất của cuộc sống là sức khỏe và thời gian.
Ta vốn được nghe nhiều người nói đến điều này rồi, nhưng hỡi ôi, sao chúng ta vẫn đang để cho tuổi trẻ của mình trôi qua một cách hời hợt và vô nghĩa đến thế?
Với trí óc hạn hẹp được định hướng, phần lớn tuổi trẻ hiện tại của chúng ta vẫn cho rằng tiền bạc, hơn hết, mới là thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất là đáng lưu tâm nhất.
Và rồi ta vô tình lãng quên hai món quà quý giá nhất đời, thời gian và sức khỏe.
Tại sao lại như thế?
Tuổi trẻ của chúng ta dường như đang ngủ quá say và quá lâu không chịu thức dậy để tận dụng hai món quà quý giá nhất?
Đó là lãng phí, là ngu ngốc, hay cả hai?
Trong một bài viết trước tôi có gợi một nguyên nhân nho nhỏ, chính xác hơn là một sự đổ lỗi, cho các bậc phụ huynh, rằng chính họ là nguyên nhân góp phần tạo nên sự thụ động, ù lì nơi thế hệ trẻ, làm mất đi khả năng tự lập của chúng ta bằng thứ tình yêu bao la vô bờ bến.
Thật ra, thoạt nghe thì những điều đó có vẻ hợp lý, nhưng dù hợp lý đến thế nào cũng vẫn không đủ, không đủ vì đó là chỉ cách để đổ lỗi, để biện minh mà thôi.
Tuổi trẻ của chúng ta chỉ nên nhìn nhận nguyên do đó cho biết để mà tương lai bớt bao bọc con cái mình như thế.
Còn thứ chúng ta thật sự cần, không phải là đổ lỗi, tất nhiên, cũng không phải là ngậm ngùi bực tức rồi để đó.
Thứ mà thế hệ trẻ thật sự cần, là hành động, hành động để đập tan những gì ta chưa hài lòng, hành động để xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn, cho mọi người hay đơn giản là cho chính mình.
Điều này thật sự không khó, nhưng sao mọi người cứ tránh né và nêu hoài những lý do cũ rích mốc meo?
Phải chăng lại tại vì ta đã ngủ quá lâu để có thể sẵn sàng thức dậy?
Một giảng viên của tôi từng nói:
“Thật ngạc nhiên khi quá nhiều người sống như thể họ có một cuộc đời khác đang cất trong ngăn tủ vậy.”
Câu này nếu viết cho tuổi trẻ có thể thành:
“Thật ngạc nhiên khi quá nhiều bạn trẻ sống như thể họ còn có một tuổi trẻ khác cất trong ngăn bàn.”
Bạn biết đấy, đồ ăn để lâu không ăn sẽ bị hư, quần áo để lâu không xài sẽ bị lỗi mốt, đồ điện lâu không xài có thể bị chập điện.
Riêng tuổi trẻ, nếu bạn cứ để đó mà không xài, không tận dụng, tôi e là nó sẽ không hư, không lỗi mốt, không chập điện nhưng nó sẽ biến mất mãi mãi, không một dấu vết và rồi cả phần đời còn lại bạn sẽ phải sống trong nuối tiếc ngập tràn mà thôi.
Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm.
Vậy nên hãy tháo nút dây. Hãy cho thuyền rời khỏi bến cảng an toàn.
Hãy căng buồm đón gió.
Tìm tòi.
Ước mơ.
Khám phá.”
Nhà văn Mỹ Mark Twain
Tạm thôi không so sánh về tuổi trẻ Việt Nam và thế giới.
Bỏ qua luôn không nhắc đến khả năng tự lập, tư duy, chính kiến, sáng tạo, mối quan tâm và thành tựu của tuổi trẻ Việt Nam và thế giới.
Tự bản thân mỗi người trẻ đều có thể hiểu và đánh giá.
Vậy thì, chắc chắn sẽ có người hỏi, câu hỏi muôn đời:
Thế thì phải làm sao?
Tuổi trẻ phải làm gì để thay đổi, để khác biệt, để mang lại ý nghĩa đúng với trọng trách nó được giao phó?
Câu trả lời đơn giản làm sao, hãy tận dụng tốt nhất hai món quà lớn mà cuộc sống dành riêng cho tuổi trẻ chúng ta:
Thời gian và sức khỏe.
Hãy dùng nó để nhào vào đời, để quyện vào cuộc sống, để trải nghiệm mọi thứ khi còn có thể.
Vâng, là trải nghiệm.
Đó chính là điều quan trọng nhất tôi muốn nói đến ngày hôm nay.
Đó là điều tối cần thiết tạo nên một thế hệ trẻ khác biệt.
Đó cũng là điều tuyệt vời nhất mà mọi người đều có thể làm dù đang ở vạch xuất phát nào trong cuộc sống.
Dù bạn giàu hay nghèo, công việc tốt hay không tốt, bạn đẹp hay xấu, bạn cá tính hay mực tính… bất kể bạn thế nào, bạn đều có thể bắt đầu trải nghiệm cuộc sống này, biến nó trở nên ý nghĩa, và chính nó sẽ khiến bạn trở nên khác biệt hơn bao giờ hết.
Bởi vì, bạn có thể không tin, nhưng tuổi trẻ mà không có trải nghiệm, là tuổi trẻ vứt đi.
Giống như một cuốn sách không có nội dung, một bài hát không có giai điệu, một khu rừng không có chim thú cỏ cây, một đời người không có tuổi trẻ…
Tất cả đều rất vô nghĩa.
Chính trải nghiệm, chứ không phải thứ gì khác, là thứ làm nên con người bạn.
Tôi đang nói con người thật sự bên trong bạn ấy, không phải gia cảnh, xuất thân, đồ trang trí trên người, bằng cấp học vị hay gì cả.
Con người thật sự của bạn, muốn biết nó như thế nào, muốn tìm kiếm nó, thật không cách gì ngoài việc bạn phải bước vào đời, trải nghiệm, trộn bản thân mình vào cuộc sống, rồi cảm nhận, rồi đúc kết và rồi cuối cùng là phát huy hết sức những gì mình đã học được trong quá trình đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 08:51:50
J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì? - Câu trả lời có vẻ đơn giản: văn học là... văn học. Nhưng trả lời như thế, chính là đặt tiếp một câu hỏi, và lại một câu hỏi nữa, mà câu trả lời đâu như còn thấp thoáng ở phía trước.
Là một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do? Nhưng nhà văn chân chính lại là người chuyên gắn kết, luôn "cầm tay những đối cực” và luôn hóa giải được những mâu thuẫn tưởng chừng không thể "nhìn mặt nhau”. Nhà văn, theo Sartre, sở dĩ được gọi là nhà văn vì anh ta luôn tồn tại cùng một người khác, một "cái tôi thứ hai" của anh ta: đó là người đọc. Nếu tác phẩm là trung gian giữa nhà văn và người đọc, thì chính sự dọc tác phẩm bởi người đọc (chứ không bởi nhà văn) đã quyết định cho tác phẩm một đời sống, một tồn tại. Và nếu nhà văn là con người tự do khi sáng tác, thì người đọc cũng phải là người tự do khi đọc tác phẩm. Và nhà văn "là con người tự do nói với những con người tự do, chỉ có một đề tài: tự do”. Và như thế, tác phẩm nghệ thuật là giá trị "bởi nó là tiếng gọi". Nhưng cũng theo Sartre, "nhà văn không được tìm cách gây chấn động" dù mục đích tác phẩm là tiếng gọi, mà "tác phẩm nghệ thuật cần có tính chất trình bày đơn thuần: người đọc cần có một độ lùi thẩm mỹ nhất định". Và ở đây, Sartre đã có dịp phê phán T. Gautier rất nặng lời về quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" mà thực ra, tự thân văn học phải là như vậy, đã là như vậy một khi nó muốn được công nhận là văn học, là nghệ thuật. Một tư tưởng sáng rõ được trình bày bởi một văn phong phức hợp, nhiều lúc rối rắm những luôn độc đáo, Văn học là gì? của Sartre vừa tranh biện vừa thuyết phục, đôi khi “phang" thẳng những đối thủ vô hình và hữu hình, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là vì văn học, vì khát mong đặt văn học, đặc biệt là văn xuôi, đúng chỗ của nó, đúng "đất" của nó, với lòng tin khăng khăng vào sứ mạng cao đẹp của văn học, nhưng không vì thế mà buộc văn học phải trở thành công cụ: nó là “đối tác” của nhà văn, và chỉ khi có người đọc, thì nhà văn mới là nhà văn, tác phẩm mới thành tác phẩm. Có điều, không thấy Sartre nói “người đọc”, là ở số ít hay số nhiều, hoặc theo ông, số ít hay số nhiều cũng thế cả, một người đọc vẫn là "người đọc”, và chỉ cần như thế, tác phẩm đã có thể là tác phẩm rồi, bởi người đọc khát khao, yêu cầu, kỳ vọng ở chính tác phẩm mà mình đọc, họ có thể thấy chính cái mà họ muốn thấy. Và họ phải “liên luỵ", phải cộng đồng trách nhiệm cùng tác giả: "Và toàn bộ nghệ thuật của tác giả là buộc tôi (tức người đọc) phải sáng tạo rạ cái mà anh bóc lộ, tức là, buộc tôi phải liên luỵ". Với Sartre, luôn luôn tự do là sự lựa chọn tự do, và tác phẩm là sự trình bày tưởng tượng về thế giới như một đòi hỏi tự do của con người văn học trở nên gần gũi, thiết cốt mà cũng cao vợi với con người là ở chỗ đó. Cho nên, theo Sartre, "không làm gì có văn học đen", bởi thế giới trong văn học được mô tả dù đen tối tới đâu thì cũng là mô tả cho con người tự do đọc và cảm nhận tất cả niềm tự do nước mắt mình. Vì thế, “chỉ có những cuốn tiểu thuyết hay và những cuốn tiểu thuyết tồi. Và tiểu thuyết tồi là tiểu thuyết toan gây thích thú bằng phỉnh nịnh trong khi tiểu thuyết hay là một đòi hỏi và một tin cậy". Nghĩa là, một tác phẩm hay luôn là người bạn tốt của con người. Do đó, "mọi ý định nô lệ hóa người đọc tác hại ngay đến chính nghệ thuật của nhà văn”. Với Sartre, tự do cầm bút bao hàm tự do công dân, "Người ta không viết cho những người nô lệ". Và văn xuôi, tự thân nó phải mang ý nghĩa dân chủ, và "khi cái này bị uy hiếp thì cái kia cũng bị uy hiếp". Nghĩa là nhà văn không thể vô can, dù nhiều lúc anh ta tỏ ra như vậy. Nhà văn bị buộc phải can dự, và trong khi hướng về một tương lai với cái huyền thoại vinh quang, nhà văn lại thầm lén "ký một thỏa ước thần bí với những người chết vĩ đại" của quá khứ và trong hiện tại, nhà văn trông chờ vào một “công chúng chuyên gia”, có thể hiểu và đánh giá được tác phẩm của mình. Những mâu thuẫn ấy trong mỗi nhà văn là có thật, và Sartre chỉ ra không phải để phê phán, mà để thấy tính phức tạp và nước đôi của văn học. Chưa bao giờ chúng ta được sống trong một xã hội không có giai cấp, vì vậy, mỉa mai thay, và cũng đúng thay, theo lời Sartre, nhà văn thường khi phải lựa chọn giữa vai trò "là chó giữ nhà hay là anh hề" (?) Nhưng dù là gì, tác phẩm của nhà văn bao giờ cũng là "một tiếng gọi tuyệt vọng hướng tới niềm tự do của người đọc mà họ giả vờ khinh miệt".
Tác phẩm của nhà văn đẩy những bất hòa được mô tả đến cùng cực, biến thành sự tự bất hòa. Vậy là, trong một xã hội có giai cấp, nhà văn luôn luôn là một khối mâu thuẫn, nhà văn sống và thể hiện những mâu thuẫn xã hội, những mâu thuẫn trong số phận con người bằng chính những mâu thuẫn trong nội tâm mình. Nói cách khác, nhà văn phải “tâm linh hóa" cái thực tại được trình bày trong tác phẩm, cái thực tại chẳng có gì khác hơn là "cái thế giới muôn màu sắc và cụ thế này, với vẻ nặng nề của nó, với cái ác vô hình cứ gặm nhấm nó mà chẳng bao giờ tiêu huỷ nó được". Và, đây là sứ mạng của nhà văn: "Nhà văn sẽ phục hồi lại đúng như vậy, sống sít thế, nặng mùi thế, thường nhật thế để trình bày nó cho các niềm tự do trên nền tảng một tự do". Những lập luận trên đẩy tới một kết luận cuối cùng "rất J.P.Sartre” như sau: "Tóm lại, văn học, trong bản chất của nó, là tính chủ quan của một thế giới trong tình trạng cách mạng thường trực". Chả trách, những suy tưởng về triết học, những lý luận có vẻ thuần tuý văn học của Sartre đã góp phần vào cuộc “cách mạng trí thức" Pháp tháng 5/1968. Văn phong của Sartre là văn phong bùng nổ, nó "máu lửa" như trong một trận chung kết bóng đá, nó thiết lập một đội ngũ những fans cuồng nhiệt, thậm chí nó tạo ra cả những hoohgans. Một tác phẩm viết đã hơn 50 năm nhưng có vẻ chưa lạc hậu khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Câu hỏi Viết cho ai? vẫn còn nóng hổi tính thời sự. Cái dấn thân mạnh mẽ đầu tiên của nhà văn chính là cái dấn thân vào văn học. Và phải chăng, sự "tự do cuối cùng” cú nhảy cuối cùng của nhà văn là cú nhảy để thoát khỏi chính tác phẩm của mình? Một điều gần như bất khả. Như thế, cũng theo Sartre, nhà văn "bị tự do” nhiều hơn là "được tự do"?
Cuốn Văn học là gì? của Jean-paui Sartre, qua bản dịch khúc chiết của Nguyên Ngọc, đã cho chúng ta được tiếp xúc không chỉ tư tưởng hay kiến giải của nhà văn bậc thầy này, mà còn cho thưởng thức văn phong của ông, một văn phong đi giữa triết học và lý luận văn học, một văn phong nhiều lúc được đẩy tới cực đoan nhưng bao giờ cũng đầy cảm xúc. Một thứ cảm xúc bị dồn nén theo kiểu J.P.Sartre.
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 08:53:21
Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng ” Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ”. Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.
Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương – đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng – là tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận lại, ko vụ lợi, không toan tính.Có thể nói, tình thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim – cái được gọi là niềm hạnh phúc.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
04/05/2018 12:52:38
- Văn học: Văn học nói chung là bất kỳ tác phẩm nào chứa chữ viết. Hiểu một cách hạn chế hơn, văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng).
- Tình thương: Tình thương là quà tặng cao quý nhất mà Tạo Hóa đã bạn cho con người bạn ạ, Ở nơi đâu có sự hiện diện của tình thương (lòng nhân ái) thì nơi đó sự đau thương , khổ ải phải lùi bước,tình thương được ví như ánh sáng,khi ánh sáng tràn đến đâu thì bóng tối nhất định phải lùi xa!Tình thương là hạnh phúc của cả người cho và người nhận!Ngày nào tình thương còn hiện diện trên thế gian nầy thì loài người và muôn loài vẩn còn tồn tại,dù trong hoàn cảnh nào tình thương vẫn không hề bị hủy diệt bạn ạ!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo