2/Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
– Khai thác chất liệu hiện thực của đòi sống chiến tranh: nhữne chiếc X- <hông kính và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.
– Giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch, hóm hỉnh, phù hợp với đối tượng (lính lái xe) qua các dạng câu: giải thích, tự sự, câu ngắn, dài đa dạng, gần với lời nói bình thường nhưng rất giàu nhạc điệu, hình ảnh. và cảm xúc.
– Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, ngồn ngộn chất đời sông chiến trưòng khiến lòi thơ giàu chất văn xuôi nhưng thú vị.
– Chất thơ toát lên từ hình tượng độc đáo — những chiếc xe trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái xe.
=> Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho thơ ca thời chông Mĩ.
Câu thơ " Chỉ cần trong xe có một trái tim" là câu kết của tác phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.