LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. Giới thiệu Đình Chèm. Giới thiệu Đền Ngọc Sơn

Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Đề 1: Giới thiệu Đình Chèm
Đề 2: Giới thiệu Đền Ngọc Sơn
3 trả lời
Hỏi chi tiết
503
1
1
Nghiêm Xuân Hậu
20/01/2019 20:52:38

Tọa lạc trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm trong xanh, đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch thu hút du khách và là biểu tượng riêng có của thủ đô Hà Nội. Cùng với hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn đã hợp lại với nhau thành một quần thể hoàn chỉnh. Chẳng thế mà có câu thơ:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Dấu vết thời gian của nghìn năm lịch sử như in đậm trên từng bờ tường, mái ngói, trên cầu Thê Húc cong cong bắc ngang từ bờ đến cổng đền Ngọc Sơn khiến danh thắng này vừa cổ kính lại vừa lộng lẫy, vừa lạ lẫm nhưng cũng rất thân thuộc trong dáng hình Hà Nội từ những năm xưa cũ. Vì lý do đó, đền Ngọc Sơn là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, đền Ngọc Sơn Hà Nội còn nổi tiếng bởi kiến trúc và không gian đặc biệt.

Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp cái ác, sau được đổi thành chùa thờ Phật, cuối cùng lại được tu sửa thành ngôi đền như ngày nay.

Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn Hà Nội chủ yếu thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo.

Một trong những điểm nhấn kiến trúc của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc màu sơn như dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt. Cầu Thê Húc được xây dựng thêm trong lần tu sửa năm 1865. Tên gọi “Thê Húc” nghĩa là “giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời”.

Phía nam đền Ngọc Sơn là trấn Ba Đình (cũng được xây dựng cùng thời với cầu Thê Húc) là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Vào thời bấy giờ, việc xây dựng trấn Ba Đình mang ngụ ý: chắn những làn sóng văn hóa độc hại vào nước Nam.

Đền Ngọc Sơn giữa hồ trong xanh giống như nơi hội tụ linh khí giữa trời đất, là nơi linh thiêng nên xưa kia các sĩ tử Bắc Hà thường đến đây để cầu xin việc học hành.

Trải qua bao thăng trầm bể dâu của thời gian, quần thể di tích đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn luôn là biểu tượng cổ kính, đại diện cho nền văn vật nghìn năm và là niềm tự hào to lớn của người dân thủ đô cũng như cả nước.

Sự dung hòa của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo không chỉ thể hiện rõ ở việc thờ cúng mà cả trong kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.

Nói đến diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay không thể không nhắc đến công lao của danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu. Năm 1864, ông chủ trì việc sửa sang cảnh trí trong đền, đồng thời cho xây Đài Nghiên và Tháp Bút.
pháp Bút có hình bút lông, trên thân tháp tạc 3 chứ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “viết lên trời xanh”. Còn Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn tạc đá hình 3 con ếch há miệng khắc nguyên tảng đội nửa quả đào như đang cùng kề, cùng nói điều hân hoan sau những ngày ngậm miệng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bánh Bao Nhỏ
20/01/2019 20:53:19

Đình Chèm - Ngôi đình cổ nhất Việt Nam

Về Đình Chèm

Đình Chèm thuộc làng Chèm (Thủy Phương), xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, là ngôi đình cổ nhất Việt Nam, có niên đại cách đây hơn 2.000 năm. Đình thờ đức Thánh làng Chèm, tức Lý Thân (còn gọi là Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm).

Theo thần phả, Lý Ông Trọng - Đức Thánh Chèm, sinh ở làng Chèm vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời Thục An Dương Vương. Ông là người có công đánh tan quân xâm lược nhà Tần dưới thời Thục An Dương Vương.

Đến đời Đường, đền thờ ông được tạo lập ngay tại nền nhà cũ. Về sau, nhân dân xây đình và tôn ông làm Thành hoàng của làng để thờ tại đình.

Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu: Công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, qui, phượng quay ra bốn hướng. Tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.

Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18). Hậu cung có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ vợ chồng ông Trọng và các tượng chầu. Tổng thể được xếp theo trục hoàng đạo Đông, Bắc, Tây, Nam.

Tại đình còn giữ được cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn; ba sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng; bốn bia đá, một tấm thời Lê Cảnh Hưng và ba tấm bia thời Nguyễn; hai chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn; 15 câu đối, tám bức hoành phi và 10 pho tượng thờ. Pho tượng Lý Ông Trọng cao hơn 3m, bằng gỗ sơn son thếp vàng rất sinh động.

Tại khuôn viên Đình Chèm có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh (nhà Nguyễn) năm 1824. Ngoài ra trong đình còn rất nhiều đồ thờ các loại đều có giá trị nghệ thuật cao như chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm.

Đình Chèm đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa và xây thêm như hậu cung làm năm 1621, tam quan sửa lại năm 1773 và các lần trùng tu, sửa chữa đình vào các năm 1792, 1797, 1885, 1903 và 1913.

Đình Chèm nằm cạnh sông Hồng. Vào năm 1903, đình được nâng lên cao thêm 2,4m chỉ bằng các phương tiện thủ công. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được nâng lên cao ngang với mặt đê sông Hồng khi đó.

Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hội làng Chèm

Nhắc đến hội Chèm, ca dao có câu:

"Thứ nhất là hội Cổ Loa
Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm"

Hội Chèm diễn ra từ ngày 14-16/5 âm lịch, trong đó ngày 15 là ngày hội chính. Hội Chèm diễn ra trang trọng với cuộc rước nước, rước mã, rước văn, lễ mộc dục (tắm tượng thánh), lễ phát tấu (cúng Phật). Lễ rước nước là trang trọng nhất.

Những người mặc y phục cổ truyền, sau khi tập kết trước cửa đình, hành hương xuống ba chiếc thuyền lớn xuôi theo sông Hồng tới Thác Bạc cạnh đền Âm hồn, rồi quay lại trước cửa đình. Quãng đường đi về khoảng 4km. Tại cửa sông diễn ra nghi thức lấy nước, ba chiếc thuyền quay ba vòng để một lão nông lấy gáo đồng múc nước trong cho vào đôn cổ. Tiếng trống, tiếng reo hò, cờ bay phấp phới cùng tiếng hô “ù éo” vang dội mặt sông trên đê.

Lấy nước xong, đoàn thuyền về Nhà Mã cách cổng đền 1km lên Bến Ngự rồi một cuộc diễu hành rầm rộ với các đoàn Phù Giá, Thủ Hiệu, Gươm Sai, Lịch Triều, Kiệu Đức Ông, Kiệu Đức Bà, Huyền Sư, Quan Viên, Chức Sắc, các bà vãi.

Nhịp trống, nhịp chiêng dồn dập. Các em nhỏ múa sênh tiền tiến theo rất vui mắt. Đám rước dừng lại trước sân đình đợi làm lễ Mộc dục. Lễ rước Văn tiến hành vào chiều tối. Văn tế đặt ở Long Đình rước từ nhà ông trưởng văn ra đình. Trong ngõ, bên đường, cạnh đê, dân làng bầy mâm cúng, hương trầm tỏa thơm. Nhà sư làm lễ phát tấu, diễn xướng kể lại công đức của Lý Ông Trọng và cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên bể lặng.

Hội Chèm cho đến nay vẫn duy trì các trò chơi dân gian như bơi trải, kéo co, thả diều, thả chim bồ câu. Riêng thi bơi trải là đặc sắc. Bài ca dao cổ năm 1921 ghi:

"Ba dân mở hội tháng Năm
Mười hai hạ chải, hôm rằm bơi thi.
Ba dân đánh trống chỉ huy
Thuyền nào đạt nhất, cờ thì có mào.
Cả Thuyết đứng mũi chịu sào,
Hai Dương đánh mõ, Trương Giao phất cờ.
Lái Hành khéo lượn thủy cơ,
Dân ta đâu có được cờ mà tranh…"

“Ba dân” được đề cập ở đây là ba làng gồm làng Chèm (Thụy Phương) và hai làng kết chạ là làng Hoàng (Hoàng Xá) và làng Mạc (Liên Mạc)./.
1
0
Bánh Bao Nhỏ
20/01/2019 20:56:59

Đền Ngọc Sơn:
Tọa lạc trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm trong xanh, đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch thu hút du khách và là biểu tượng riêng có của thủ đô Hà Nội. Cùng với hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn đã hợp lại với nhau thành một quần thể hoàn chỉnh.

Dấu vết thời gian của nghìn năm lịch sử như in đậm trên từng bờ tường, mái ngói, trên cầu Thê Húc cong cong bắc ngang từ bờ đến cổng đền Ngọc Sơn khiến danh thắng này vừa cổ kính lại vừa lộng lẫy, vừa lạ lẫm nhưng cũng rất thân thuộc trong dáng hình Hà Nội từ những năm xưa cũ. Vì lý do đó, đền Ngọc Sơn là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp cái ác, sau được đổi thành chùa thờ Phật, cuối cùng lại được tu sửa thành ngôi đền như ngày nay.

Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn Hà Nội chủ yếu thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo.

Sự dung hòa của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo không chỉ thể hiện rõ ở việc thờ cúng mà cả trong kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.

Nói đến diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay không thể không nhắc đến công lao của danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu. Năm 1864, ông chủ trì việc sửa sang cảnh trí trong đền, đồng thời cho xây Đài Nghiên và Tháp Bút.

Tháp Bút có hình bút lông, trên thân tháp tạc 3 chứ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “viết lên trời xanh”. Còn Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn tạc đá hình 3 con ếch há miệng khắc nguyên tảng đội nửa quả đào như đang cùng kề, cùng nói điều hân hoan sau những ngày ngậm miệng.

Cả Đài Nghiên và Tháp Bút đều thể hiện tinh thần Nho giáo: trọng văn chương, anh tài một cách sâu sắc. Điều này góp phần tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, thanh bình, yên ả cho Hồ Gươm, Đài Nghiên, Tháp Bút và trở thành một biểu tượng chói lọi, là niềm tự hào cũng như lý tưởng mà những người “cầm bút” luôn hướng theo.

Một trong những điểm nhấn kiến trúc của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc màu sơn như dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt. Cầu Thê Húc được xây dựng thêm trong lần tu sửa năm 1865. Tên gọi “Thê Húc” nghĩa là “giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời”.

Phía nam đền Ngọc Sơn là trấn Ba Đình (cũng được xây dựng cùng thời với cầu Thê Húc) là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Vào thời bấy giờ, việc xây dựng trấn Ba Đình mang ngụ ý: chắn những làn sóng văn hóa độc hại vào nước Nam.

Đền Ngọc Sơn giữa hồ trong xanh giống như nơi hội tụ linh khí giữa trời đất, là nơi linh thiêng nên xưa kia các sĩ tử Bắc Hà thường đến đây để cầu xin việc học hành.

Trải qua bao thăng trầm bể dâu của thời gian, quần thể di tích đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn luôn là biểu tượng cổ kính, đại diện cho nền văn vật nghìn năm và là niềm tự hào to lớn của người dân thủ đô cũng như cả nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư